Loãng xương
Các
hoóc môn estrogen có chức năng giúp duy trì sự khỏe mạnh của xương. Loãng xương
thường xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Qua các nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ trên 50 tuổi là
những người bị ảnh hưởng nhiều nhất về bệnh viêm khớp và loãng xương. Do ở thời
kỳ mãn kinh, buồng trứng của người phụ nữ ngừng sản xuất các hoóc môn estrogen vì
thế khối lượng xương trong cơ thể giảm dần. Điều này dẫn đến việc mật độ xương
giảm nhanh chóng gây viêm khớp và loãng xương. Đặc điểm loãng xương sau mãn kinh thường không được biểu hiện rõ cho đến khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Người bệnh mắc loãng xương có thể không phát hiện ra bệnh cho đến khi xương trở nên yếu và dễ gãy ngay cả khi gặp các chấn thương nhỏ như trẹo chân, té ngã, va đập. Các triệu chứng bao gồm:
Tình trạng giảm mật độ xương do loãng xương có thể dẫn tới xẹp cột sống (gãy lún) với các biểu hiện như gù lưng, dáng đi khom, giảm chiều cao, các cơn đau lưng cấp. Đau nhức các đầu xương đặc biệt là đau dọc các xương dài, thậm chí là cảm giác đau nhức như kim chích toàn thân. Đau nhức nhiều ở các vùng xương thường xuyên chịu gánh nặng của cơ thể như xương hông, xương chậu, xương cột sống thắt lưng... các cơn đau có xu hướng lặp lại nhiều lần. Đau tăng lên khi vận động, đứng ngồi lâu, đi lại và sẽ giảm đi khi nghỉ ngơi. Các cơn đau ở cột sống thắt lưng hoặc hai bên liên sườn và ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa và thần kinh đùi. Vì vậy, người bệnh loãng xương rất khó thực hiện các tư thế xoay hẳn người, cúi gập người.