Làng Mawsynram
Nằm ở tiểu bang Meghalaya – Nơi ấm ướt nhất trên thế giới với lượng mưa đạt đến 11.800 mm mỗi năm, làng Meghalaya có nét đẹp riêng biệt Người dân địa phương đã cải tạo để rễ của cây cao su phát triển thành những cây cầu tự nhiên, có thể tồn tại lâu hơn những chiếc cầu gỗ do con người làm ra sẽ mục rữa chỉ trong vòng một vài năm. Những cây cầu này tự cường, trở nên bền bỉ hơn theo thời gian, khi hệ thống rễ phát triển.
Ngôi làng Mawsynram thuộc bang Meghelaya ở Đông Bắc, Ấn Độ. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Khasi, một dân tộc thiểu số với khoảng 1,2 triệu người. Đây cũng là nơi ẩm ướt nhất thế giới với những trận mưa lớn liên tục đổ xuống.Tháng 6 và tháng 7 là thời điểm mưa nặng nhất với lượng mưa trung bình có thể lên tới gần 7000mm. Dù thời tiết ẩm ướt quanh năm nhưng người dân Mawsynram chưa bao giờ phàn nàn về cuộc sống của mình. Những người lao động làm việc ngoài trời thường mặc áo che mưa toàn thân được làm từ tre và lá chuối. Ngoài ra, người dân ở đây còn chế ra một loại ô đặc biệt có tên là Knup với hình dạng giống một chiếc thuyền được làm từ tre và lá chuối. Với loại ô đặc biệt này, nông dân ở đây có thể dùng hai tay để làm việc, và có thể giúp tránh những cơn gió mạnh mỗi khi trời mưa lớn. Cuộc sống chống chọi với những cơn mưa lớn đã thành nếp sinh hoạt bình thường ở nơi đây, những hàng cột điện liên tục bị đổ khi nước sông dâng cao, động vật luôn tìm sẵn cho mình một nơi trú ẩn, còn người dân địa phương học được việc không bao giờ rời nhà mà không có ô.
Một trong những đặc điểm hấp dẫn và đẹp nhất của khu vực này là những chiếc “cầu sống” nối dài ở thung lũng mưa. Trong nhiều thế kỷ, người dân địa phương đã cải tạo để rễ của cây cao su phát triển thành những cây cầu tự nhiên, có thể tồn tại lâu hơn nhiều hơn những chiếc cầu gỗ do con người làm ra sẽ mục rữa chỉ trong vòng một vài năm. Những cây cây cầu này tự cường, trở nên bền bỉ hơn theo thời gian, khi hệ thống rễ phát triển. Chính nhờ sự khác biệt về thời tiết khiến nơi đây đã thu hút khá đông khách du lịch, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập. Hơn nữa, những cơn mưa sẽ giúp họ tích trữ nước cho mùa khô vốn rất khắc nghiệt tại khu vực này. 70% diện tích bang Meghalaya được che phủ bởi rừng, vì vậy ngôi làng Mawsynram cũng được bao bọc bởi màu xanh bất tận của cây cối, đây là lý do khiến không khí ở đây rất trong lành và trở thành một trong những danh lam thắng cảnh đẹp ngoạn mục ở Ấn Độ.