Lactantius

Lactantius hay còn gọi là Lucius Caecilius Firmianus, sinh khoảng năm 240 sau công nguyên. Ông là một nhà biện hộ Kito giáo và là một trong những giáo phụ của giáo hội Latinh được in lại nhiều nhất. Lactantius đã trở thành cố vấn cho hoàng đế La Mã Constantine I, hướng dẫn chính sách tôn giáo Cơ Đốc của ông trong giai đoạn đầu mới xuất hiện, và là gia sư cho hoàng tử Crispus. Tác phẩm quan trọng nhất của Lactantius là Institutiones Divinae (“The Divine Institutes”), một chuyên luận biện giải nhằm thiết lập tính hợp lý cùng chân lý của Cơ Đốc giáo, bác bỏ triết học theo phong cách cổ điển đối với những quan điểm chống Cơ Đốc giáo vào đầu thế kỷ thứ IV.


Ông là người gốc Punic (một dân tộc Semitic di cư từ Phoenicia đến Tây Địa Trung Hải) hoặc Berber (người bản địa Bắc Phi sống ở phía tây thung lũng sông Nile), sinh ra trong một gia đình ngoại giáo. Trong thời kỳ đầu đời của mình, Lactantius dạy hùng biện ở thị trấn quê hương - có thể là Cirta ở Numidia. Ông đã có một sự nghiệp công khai thành công. Theo yêu cầu của hoàng đế La Mã Diocletian, Lactantius trở thành giáo sư chính thức về hùng biện ở Nicomedia; chuyến đi từ Châu Phi được mô tả trong bài thơ Hodoeporicum (hiện đã thất lạc) của ông. Ở đó, ông kết giao trong giới hoàng gia với nhà bút chiến Sossianus Hierocles và nhà triết học ngoại giáo Porphyry. Sau khi cải đạo sang Cơ Đốc, Lactantius từ chức trước khi hoàng đế Diocletian thanh trừng những người theo Cơ Đốc giáo khỏi nhóm người làm việc trực tiếp cho ông ta, cũng như trước sắc lệnh chống lại người theo đạo Cơ Đốc đầu tiên, được công bố vào ngày 24 tháng 2 năm 303 sau công nguyên.


Sau đó, Lactantius sống trong cảnh nghèo khó và kiếm sống bằng nghề viết lách cho đến khi hoàng đế Constantine I trở thành người bảo trợ của ông. Cuộc đàn áp buộc Lactantius phải rời Nicomedia, để tái định cư tại Bắc Phi. Lúc này, hoàng đế Constantine đã bổ nhiệm Lactantius làm gia sư cho con trai ông là Crispus vào năm 309. Lactantius theo Crispus đến Trier năm 317, khi Crispus được phong làm Caesar (đồng hoàng đế cấp dưới) và được cử đến thành phố. Tuy nhiên, vào năm 326, Crispus bị xử tử theo lệnh của cha mình là Constantine I. Còn về phía Lactantius, hiện thời gian và hoàn cảnh ra đi của ông vẫn chưa được xác thực.


Vì những lý do không rõ ràng sau sự qua đời, Lactantius bị coi là có phần dị giáo. Nghị định Gelasian của thế kỷ thứ VI lên án tác phẩm của ông là ngụy tạo và không được đọc. Dù vậy, các nhà nhân văn thời phục hưng lại quan tâm đến ông vì phong cách Latinh hùng biện công phu, hơn là thần học của ông. Các tác phẩm đã được sao chép thành bản thảo nhiều lần trong thế kỷ XV, và được in ra vào năm 1465 bởi hai nhà in là Arnold Pannartz và Konrad Sweynheim, tại tu viện Subiaco. Ấn bản này là quyển sách đầu tiên được in ở Ý có ngày in, cũng như lần đầu tiên sử dụng phông chữ bảng chữ cái Hy Lạp. Ngoài ra, một bản sao của nó đã được bán đấu giá vào năm 2000 với giá hơn 1 triệu USD

Lactantius
Lactantius
Lactantius
Lactantius

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |