Lá trầu tươi
Theo y học cổ truyền, lá trầu không tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm hắc, có tác dụng chống lạnh, tiêu viêm, sát trùng, hạ khí, trừ phong thấp, tiêu đờm… Vì quy vào các kinh phế, tỳ, vị nên công dụng của lá trầu cũng chủ yếu là tăng cường chức năng những cơ quan này.
Lá trầu tươi còn chứa nhiều chất có lợi như tanin, tinh dầu, diataza, đường. Chứa tinh dầu, rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh đau lưng, đau họng, đau đầu, viêm, bỏng hay sâu răng,… Lá trầu còn có tính khử mùi hiệu quả nên nó sẽ ức chế mùi hôi khó chịu trên bàn chân và chữa bệnh hôi chân nhanh chóng.
Cách làm:
- Cách 1: Dùng một nắm nhỏ lá trầu tươi vò nát xát vào chân sau khi đã vệ sinh chân sạch sẽ, để trong 30 phút rồi rửa lại với nước ấm, thực hiện đều đặn trong 10 ngày mùi hôi chân sẽ không làm bạn khó chịu nữa.
- Cách 2: Chuẩn bị khoảng một nắm to lá trầu còn tươi rửa thật sạch. Cho lá trầu không vào ấm cùng với 1.5 lít nước và chút muối để đun sôi lên. Sau khi nước nấu xong, để nguội hơn một chút thì rót nó ra chậu. Hai bàn chân sau khi đã được rửa qua cho sạch rồi thì đặt vào chậu để ngâm trong khoảng 15 – 20 phút. Cần phải thực hiện thường xuyên và liên tục trong khoảng 1 tháng để công dụng chữa hôi chân của lá trầu không phát huy rõ rệt nhất.