Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Các phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non cần được áp dụng từ sớm để hình thành và phát triển cho trẻ cách tương tác, ứng xử và tự tin để kết nối với mọi người xung quanh. Quá trình này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ và kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường cùng với gia đình để có thể tạo điều kiện thuận lợi, giúp trẻ nhỏ rèn luyện và phát huy tốt các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Giao tiếp được biết đến là một trong các kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với đời sống sinh hoạt của mỗi con người. Nhờ có giao tiếp mà con người có thể thấu hiểu, đồng cảm và gắn kết với nhau nhiều hơn. Trong bất kỳ hoạt động xã hội nào, chúng ta cũng cần có sự tương tác qua lại lẫn nhau để có thể hoàn thành tốt các công việc, nhiệm vụ và cùng nhau phát triển, tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh.
Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp cần được rèn luyện và phát triển trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt là những trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Đây được xem là giai đoạn vàng để kích thích ngôn ngữ và gia tăng nhu cầu được tương tác, kết nối với thế giới xung quanh của hầu hết mọi trẻ nhỏ.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, ngay từ khi vừa chào đời, trẻ đã bắt đầu có những cử chỉ tương tác với thế giới thông qua việc quan sát, các cử động của tay chân hoặc đặc biệt là tiếng khóc của trẻ. Khi trẻ dần lớn lên, trẻ sẽ học tập và hình thành tốt ngôn ngữ để có thể giao tiếp, kết nối với mọi người xung quanh.
Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt còn hỗ trợ cho trẻ nhỏ biết cách lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng ý kiến của người khác, nhờ thế mà trẻ có thể dễ dàng tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp, duy trì cuộc sống lành mạnh. Những đứa trẻ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử từ nhỏ sẽ có sự tự tin và luôn biết cách làm chủ chính mình, do đó trẻ cũng biết cách nắm bắt các cơ hội, dễ dàng đạt được thành công.