Kinh thánh Hebrew (Do Thái)
Kinh Thánh Hebrew là phần chung của Kinh Thánh quy điển của Do Thái giáo và Kitô giáo. Tên gọi này được sử dụng bởi hầu hết các học giả Kinh Thánh trong môi trường học thuật vì nó là thuật ngữ không thiên vị khi đề cập đến Tanakh và Cựu Ước. Chữ Hebrew ở đây liên quan đến tiếng Hebrew hay người Hebrew (đặc biệt đề cập đến người Do Thái, sử dụng tiếng Hebrew làm ngôn ngữ nói ở Israel, hoặc làm ngôn ngữ cầu nguyện và học thuật trong cộng đồng dân tộc) hay cả hai.
Vì là phần chung của quy điển Kinh Thánh Hebrew giáo và Kitô giáo nên nó không bao gồm các Thứ Kinh, phần lớn từ Bản Bảy Mươi tiếng Hy Lạp, được dùng trong Cựu Ước của các giáo hội Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương; vì vậy thuật ngữ "Kinh Thánh Hebrew" chỉ tương ứng với Cựu Ước của các giáo hội Tin Lành.
Kinh thánh Hebrew là phần sáng thế ký trong Ngũ thư (kinh Torah) của người Do Thái. Vốn dĩ, Kinh thánh Hebrew và Kinh thánh Christian đều cùng sinh ra từ Abraham. Thậm chí Kinh thánh Hebrew còn ra đời trước Kinh thánh Christian và được người Công giáo coi như là gốc tích của phần Cựu Ước trong Kinh thánh.
Bởi vậy, về cơ bản các câu chuyện về Chúa trời, Adam, Eva... đến trước khi Chúa Jesus đều nằm trong Kinh thánh Hebrew. Trong Kinh thánh Hebrewb có một số câu chuyện kinh điển, đó là Abraham được sứ mệnh kể lại về Chúa Trời, Noah cứu các loài vật khỏi đại hồng thủy, và đặc biệt là sự tích Moses rẽ nước cứu người Do Thái thoát khỏi ách nô lệ của người Ai Cập.