Kiêng đi dự đám ma
Đối với những nghi thức trong đám tang thì mỗi nơi lại có những điều cấm kị và chú ý riêng. Ở Việt Nam cũng như một số quốc gia ở Đông Nam Á, người ta thường kiêng không cho phụ nữ đang mang thai tới dự đám tang. Vì là nguyên tắc được hình thành từ khá lâu nên đây cũng là điều đã được các cụ đúc kết qua rất nhiều năm trước. Theo cách lí giải về mặt niềm tin, người ta cho rằng giai đoạn bào thai là thời kỳ thai đang “hấp thụ tinh hoa của trời đất” nên việc bạn dự đám tang sẽ tạo âm khí, có ảnh hưởng không tốt đến tương lai của đứa trẻ sau này. Hoặc còn có người quan niệm mê tín hơn thì cho rằng nếu mẹ đi viếng đám ma thì em bé trong bụng sẽ bị “ma ám” vì người chết vẫn còn quanh quẩn bên cạnh nên bào thai là nơi yếu đuối nhất sẽ rất dễ bị ám.
Ông bà ta ngày xưa hay bảo phụ nữ khi mang thai không nên dự đám ma vì bị hơi lạnh hoặc bị người âm ám nên khi về nhà sẽ rất dễ bị suy nhược, ma ám, lú lẫn và phải chứng kiến sự đau thương mất mát. Khi đó, nhiều người cho rằng quan niệm này là cổ hủ và lạc hậu nhưng ngày nay, khoa học đã chứng minh người xưa có lý. Theo cách lý giải khoa học thì âm khí chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bị nhiễm khuẩn do thi thể người chết phát tán ra trong không khí ngay khi bắt đầu quá trình phân hủy. Âm khí này thậm chí còn tồn tại sau vài ngày tại nơi đặt thi thể. Chưa kể, tâm trạng mẹ bầu nhạy cảm, sau khi đi đám tang về thường ủ dột bi quan hơn trước.