Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng Tây Nguyên thuộc thể loại âm nhạc tín ngưỡng trải rộng suốt năm tỉnh Tây nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Vào ngày 25/11/2005, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.


Tín ngưỡng chủ đạo của người dân nơi đây chính là tục thờ cũng tổ tiên, Shaman giáo, và thờ cúng vật linh. Gắn bó mật thiết cuộc sống hàng ngày của họ nên tín ngưỡng này hình thành nên một thế giới khác, thần bí, nơi mà những chiếc cồng chiêng là cầu nối giúp con người giao tiếp được với thần linh và thế giới siêu nhiên. Người dân nơi đây quan niệm rằng mỗi chiếc cồng, chiêng là một vị thần "Cồng chiêng càng già thì thần linh càng mạnh". Hầu hết, mọi gia đình nơi đây đều có cồng chiêng. Điều này thể hiện sự giàu có và quyền thế.


Những yếu tố tạo nên Không gian văn hóa cồng chiêng bao gồm: Cồng chiêng, các bản nhạc tấu, những người chơi cồng chiêng. Người dân nơi đây sử dụng cồng chiêng vào những dịp đặc biệt (Lễ cưới, Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng bến nước,...). Địa điểm tổ chức lễ hội đó là: Nhà dài, nhà rông, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh buôn làng,...)


Hiện tại, Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa giữ gìn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách.


Địa bàn diễn xướng: Năm tỉnh Tây nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng)

Một buổi lễ hội cồng chiêng tại khu rừng cạnh buôn làng
Một buổi lễ hội cồng chiêng tại khu rừng cạnh buôn làng
Cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra tại Nhà rông

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |