Khoai tây
Khoai tây chứa rất nhiều nguồn cacbohydrate, protein phong phú và hàm lượng đường khá cao và đó là nguyên nhân gây tăng cân. Khoai tây với lớp vỏ là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, rất tốt cho tim mạch. Một củ khoai có thể cung cấp 18% lượng kali. Hàm lượng vitamin C trong khoai tây cực kỳ cao là chất chống oxy hóa, giúp ổn định các phân tử tự do, có thể giảm sự tổn thương của tế bào. Vitamin C sản xuất collagen giúp gắn kết các mô xương với nhau. Trung bình một củ khoai tây (148g) nguyên vỏ có chứa 2g chất xơ. Tiêu thụ chất xơ và nước vừa đủ giúp ngon miệng trong mỗi bữa ăn giúp bạn tăng cân an toàn và không béo phì. Khoai tây chứa tinh chất glutathione nhiều nhất so với các loại rau củ khác - là chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại một số bệnh ung thư.
Trong một nghiên cứu so sánh tổng quát công dụng chống oxy hóa của khoai tây, cà rốt, hành tây và bông cải xanh, khoai tây chỉ đứng thứ hai sau bông cải xanh.Carbonhydrate: Thức ăn chứa carbonhydrate phức hợp là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nhiều các loại thức ăn nhanh làm từ khoai tây như snack, khoai tây chiên vì lượng dầu mỡ trong đó khi dùng nhiều có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. Thay vào đó, bạn nên chế biến các món ăn như khoai tây hầm xương, rất ngon miệng và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ăn khoai tây có thể khiến bạn tăng cân, đặc biệt nếu chúng được chiên hoặc ăn kèm với chất béo như phô mai. Nhưng đừng lo lắng vì nếu bạn ăn không thường xuyên thì sức khỏe sẽ không bị ảnh hưởng.