Iran
Cuộc điều tra dân số chính thức từ chính phủ Iran năm 2011 cho thấy hầu hết người dân của họ đều theo đạo Hồi, với tỉ lệ là 99,98%. Hồi giáo là tôn giáo chính thức và là một phần của đất nước này kể từ khi người Ả Rập chinh phục nó vào năm 640 sau công nguyên. Phải mất vài trăm năm, Hồi giáo mới tập hợp và trở thành một thế lực tôn giáo cũng như chính trị ở đây. Cách mạng Iran còn được gọi là cách mạng Hồi giáo - là một cuộc cách mạng biến đất nước này từ một chế độ quân chủ thế tục hóa phương Tây ở thời Shah Mohammad Reza Pahlavi, đến một nước cộng hòa Hồi giáo. Nó được trị bởi luật gia Ayatollah Ruhollah Khomeini - nhà lãnh đạo cuộc cách mạng và là người sáng lập Cộng hòa Hồi giáo. Đây còn được gọi là “cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử”, sau cách mạng Pháp và Nga, đồng thời cũng là một sự kiện biến chủ nghĩa chính thống Hồi giáo trở thành một lực lượng chính trị.
Hiến pháp của Cộng hòa Hồi giáo Iran quy định rằng tôn giáo chính thức của nó là Hồi giáo. Những người theo họ được tự do hành động với luật học riêng trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo và sự công nhận người Iran theo đạo. Người Do Thái cùng người theo đạo Thiên chúa là những tôn giáo số ít ở đây. Công dân của Cộng hòa Hồi giáo Iran chính thức được chia thành bốn loại tôn giáo: Hồi giáo, Hoả giáo, Do Thái và Kito giáo. Người dân phải tuyên bố mình là thành viên của một trong bốn tín ngưỡng được công nhận trên, để tận dụng nhiều quyền công dân. Sự phân chia chính thức này cũng đã bỏ qua các tôn giáo thiểu số khác tại đây, đặc biệt là những tôn giáo theo tín ngưỡng Baha’i. Sự đàn áp của nhà nước trừng phạt đối với những người Baha’i xuất phát từ việc họ là một nhóm tôn giáo thiểu số không được công nhận, và không tồn tại hợp pháp. Đây được chính quyền phân loại là "những kẻ ngoại đạo không được bảo vệ" và phải chịu sự phân biệt đối xử. Tương tự như thế, chủ nghĩa vô thần cũng chính thức không được phép.