Hình tượng con cáo trong văn hóa
Hình tượng con cáo trong văn hóa xuất hiện một cách dày đặc trong nhiều nền văn minh nhân loại. Sự hiện diện của các loài dạng cáo trên toàn cầu đã làm cho hình tượng của chúng xuất hiện trong nhiều câu chuyện của văn hóa dân gian của nhiều dân tộc, bộ lạc hay các nhóm văn hóa khác. Con cáo với đôi mắt xếch, răng nanh nhọn hoắt tượng trưng cho ranh ma, gian xảo, lọc lừa. Trong các câu chuyện dân gian, cáo luôn được phân vào tuyến nhân vật phản diện, nó luôn bày trò cướp đoạt những thứ của người khác như trong truyện "Cáo, thỏ và gà trống", thường được mô tả như là một con vật nhanh nhẹn, tinh ranh, và có năng lực thích nghi, cáo được coi là biểu tượng của sự thông minh, xảo quyệt trong hầu hết các nền văn hóa.
Trong các câu chuyện dân gian, cáo luôn được phân vào tuyến nhân vật phản diện. Nó luôn bày trò cướp đoạt những thứ của người khác như trong truyện "Cáo, thỏ và gà trống". Hình ảnh của cáo trên các mặt nạ biểu diễn thường dùng các màu đỏ, vàng, cam hoặc thêm chi tiết răng nanh sắc nhọn để gây ấn tượng về bản tính hung ác, nham hiểm của nó. Trái ngược với cáo, các màu nhẹ nhàng như hồng, xanh lá, vàng thường gắn với nhân vật thỏ, chim,... thể hiện sự nhẹ nhàng, tâm hồn thanh cao của các nhân vật này.
Trong các bộ phim, khi nhắc đến những người nham hiểm, độc ác, xảo quyệt hoặc những tình nhân không chính thức người ta thường dùng "cáo già" thay cho: "hồ ly tinh" (do "hồ ly" nghĩa là cáo, còn "tinh" là từ chỉ các yêu quái đã tu luyện thành tinh). Nhưng trong bộ phim Zootopia thì cáo đã biết hoàn lương, điển hình Nick Wilde thì trở thành cảnh sát cáo đầu tiên và Gideon Gray trở thành thợ làm bánh được kính trọng.