Hà Huy Tập

Hà Huy Tập (1906-1941) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông được ghi nhận là Tổng Bí thư thứ ba của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1926, đồng chí Hà Huy Tập tham gia Hội Phục Việt. Đồng chí hoạt động tích cực trong phong trào đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh, tổ chức học quốc ngữ ban đêm cho công nhân các nhà máy ở Vinh - Bến Thủy. Vì thế, đồng chí bị đổi đi dạy ở Quỳ Châu. Đồng chí chống lại quyết định nên đã bị cách chức.


Năm 1927, đồng chí Hà Huy Tập vào hoạt động ở Nam Kỳ. Tháng 07-1928, đồng chí được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc thống nhất Đảng. Sau đó, đồng chí được giới thiệu sang học trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản. Năm 1932, học xong, đồng chí tìm cách về nước. Qua Pari, Hà Huy Tập bị chính phủ Pháp trục xuất. Đồng chí sang Bỉ rồi trở lại Liên Xô. Đầu năm 1934, Hà Huy Tập về tới Ma Cao (Trung Quốc), đã cùng với Lê Hồng Phong lập ra ban lãnh đạo Đảng ở hải ngoại. Hà Huy Tập là người chủ trì ban lãnh đạo này và chuẩn bị cho việc triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng vào tháng 03-1935.


Tháng 07-1936, đồng chí Hà Huy Tập cùng với đồng chí Lê Hồng Phong triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng ở Thượng Hải (Trung Quốc) để bổ sung nghị quyết của trung ương trước tình hình mới. Tại hội nghị này, đồng chí Hà Huy Tập được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Hồng Phong. Sau đó, đồng chí trở về Sài Gòn cùng cơ quan Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Thời gian này, đồng chí Hà Huy Tập viết sách báo giải thích chính sách mới của Đảng, vạch mặt bọn Tơrôtxkít phản cách mạng.


Ngày 14-07-1938, do một tên phản bội chỉ điểm, đồng chí Hà Huy Tập bị địch bắt và kết án tù. Hết hạn tù, bọn thực dân trục xuất đồng chí về nguyên quán. Ngày 30-03-1940, đồng chí lại bị bắt, đưa vào giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, ngày 25-08-1941, bọn chúng buộc đồng chí vào tội "chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa này" và tuyên bố xử tử hình. Trước toà, đồng chí Hà Huy Tập đã trả lời: "Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi vẫn tiếp tục hoạt động!"


Ngày 26-08-1941, đồng chí bị xử bắn tại Hóc Môn (Gia Định) cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu. Là một nhà nho yêu nước theo cách mạng, đồng chí Hà Huy Tập đã thể hiện nhân cách cao cả của một người luôn trung thành với lý tưởng cách mạng, chiến đấu hy sinh vì cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Đồng chí là một trong những nhà hoạt động nổi tiếng góp phần không nhỏ vào thành công của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

Hà Huy Tập
Hà Huy Tập
Hà Huy Tập
Hà Huy Tập

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |