Giáo hoàng Urban II

Giáo hoàng Urban II sinh ra vào khoảng năm 1035. Ông là người đứng đầu giáo hội Công giáo và là người cai trị các lãnh thổ giáo hoàng từ năm năm 1088 cho đến khi qua đời. Urban II cũng là người đã phát động cuộc thập tự chinh nhằm giành quyền kiểm soát Thánh địa từ tay Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là cuộc thập tự chinh đầu tiên trong bảy cuộc thập tự chinh có ảnh hưởng đến lịch sử thời trung cổ. Ngày nay, người ta vẫn có thể cảm nhận được dự ảnh hưởng của nó trong tình trạng bất ổn đang diễn ra tại Trung Đông. Ngoài ra, giáo hoàng Urban II còn cải tổ ban lãnh đạo của giáo hội Công giáo bằng cách thiết lập nó theo mô hình triều đình. Cấu trúc này vẫn tồn tại cho đến bây giờ và tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người Công giáo, cũng như vị trí của giáo hội trong nền chính trị quốc tế. Tác động của ông đối với thế giới được coi là đủ quan trọng; do đó ông đã được giáo hoàng Leo XIII tuyên bố là “Chân Phước” (hay còn gọi là Á Thánh) vào năm 1881.


Urban II là một nhà chiến thuật tài giỏi, ông muốn đặt ngôi vị giáo hoàng vào trung tâm của thế giới Kito giáo thống nhất, đang bị bao vây bởi sự chia rẽ. Hai nửa phía Đông và phía Tây của giáo hội bị chia cắt, các hiệp sĩ đang chĩa kiếm chống lại nhau, thay vì chống lại kẻ thù chung. Bằng cách hướng sự thù địch vào nơi khác, với mục tiêu đánh chiếm lại Jerusalem và Đất Thánh khỏi sự kiểm soát của người Hồi giáo. Giáo hoàng Urban II đã sử dụng quyền lực tạm thời, kiểm soát quân đội Châu Âu để tiếp tục kế hoạch của mình vì một sự thống nhất. Đồng thời, ông tiến hành chiến dịch cải cách nội bộ nhằm làm cho giáo hội trở nên thiêng liêng hơn, đồng thời cải thiện các tiêu chuẩn về hành vi giáo sĩ. Urban II đã thành công trong việc nâng cao quyền lực giáo hoàng và thống nhất Châu Âu sau cuộc thập tự chinh của mình. Tuy nhiên, trong một thời gian dài hơn, những cuộc xung đột tôn vinh lý tưởng thập tự chinh đã làm tổn hại đến tuyên bố của Cơ Đốc giáo là tôn giáo hòa bình. Vì vậy, nó gây bất hoà vĩnh viễn cho mối quan hệ giữa Công giáo và Hồi giáo; không đặt nền tảng lâu dài để có thể xây dựng một Châu Âu thống nhất hơn. Khi các cuộc Thập Tự Chinh kết thúc trong thất bại, chiến tranh trên quê hương lại trở thành mối bận tâm của các hiệp sĩ.


Người ta vẫn còn tranh cãi về động cơ của giáo hoàng Urban II, nó được chứng minh bằng các bài phát biểu khác nhau được ghi lại. Một số nhà sử học tin rằng ông mong muốn sự thống nhất giữa các nhà thờ phía đông cùng phía tây, do một sự rạn nứt của cuộc Đại Ly Giáo năm 1054 gây ra. Những người khác lại cho rằng giáo hoàng Urban II coi đây là cơ hội để đạt được tính hợp pháp với tư cách là giáo hoàng; vì vào thời điểm đó ông đang cạnh tranh với giáo hoàng Clement III. Giả thuyết thứ ba thì cho rằng Urban II cảm thấy bị đe dọa bởi các cuộc xâm lược của người Hồi giáo vào Châu Âu. Thế nên, ông xem các cuộc Thập Tự Chinh là một cách để đoàn kết thế giới Cơ Đốc giáo thành một lực lượng phòng thủ thống nhất chống lại họ.

Trước khi tin tức về sự kiện Jerusalem thất thủ vào tay quân Thập Tự Chinh đến được Ý (29 tháng 7 năm 1099), thì giáo hoàng Urban II đã qua đời. Vì vậy, ông không thể biết được thông tin trước lúc ra đi. Người kế vị ông là giáo hoàng Paschal II, đã thành lập giáo triều La Mã thời hiện đại theo cách của một tòa án hoàng gia để giúp điều hành giáo hội.

Giáo hoàng Urban II
Giáo hoàng Urban II
Giáo hoàng Urban II
Giáo hoàng Urban II

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |