Giáo chủ cõi Ta Bà
TA BÀ có nhiều nghĩa: Kham nhẫn, bứa bách, bất bình, bất mãn, khổ luỵ, bất như ý...Cuộc sống của con người hễ ai thường bị ở trong hoàn cảnh, môi trường phải kham nhẫn, bức bách, bất bình, bất mãn, khổ luỵ, bất như ý...thì ở nơi đó, ở chốn đó gọi là cõi Ta bà. Do nghĩa đó cõi Ta bà mà đức Thích Ca làm giáo chủ không ở phương Đông, phương Nam , phương Bắc hay phương Tây, như cõi Tịnh độ thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà làm giáo chủ. Và cũng do nghĩa đó, cõi Ta bà không có biên cương, không có ranh giới, không địa điểm, không xứ sở, không phương hướng như "của" chư Phật khác trong "mười phương"....!
Kinh điển chánh thống Phật dạy cõi Ta bà có là do TÂM VỌNG của con người tạo lập kiến thiết ra. Người đệ tử Phật học Phật pháp phải hết sức để ý về tâm. Tâm với thân là hai mặt đối lập để tồn sinh, để hiện hữu một con người. Nhưng, tâm có tâm chân và tâm vọng. Do tâm VỌNG mà TƯỞNG ra có ba cảnh giới ảo : Một là SẮC GIỚI, hai là VÔ SẮC GIỚI và ba là DỤC GIỚI.
Ngài là giáo chủ cõi để gần gũi với chúng sinh, Đức Phật thành đạo đã minh chứng cho chúng ta thấy rằng: mỗi chúng sinh đều có Phật tính. Như ngài đã từng tuyên bố: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Bằng chứng cụ thể nhất là những đệ tự của ngài từ những dòng dõi quý tộc cho đến những người căn tính ám độn như ông Bàn Đặc, thấp hèn như Ưu Ba Li - thợ cắt tóc, tàn ác như Vô Não… dưới sự cảm hóa và hướng dẫn tu tập của đức Phật, họ đều được giác ngộ, giải thoát. Điều này chứng minh cho tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều có khả năng giác ngộ, giải thoát như nhau, nếu hành trì, tu tập đúng với Chính pháp.