Đức Maria
Đức Maria, được mệnh danh là “Nữ Vương Thiên Đàng”, là người phụ nữ có ảnh hưởng trong Kinh Thánh. Bà là mẹ của Chúa Jesus, được tôn kính trong nhà thờ Thiên Chúa giáo từ thời các tông đồ, và là chủ đề được yêu thích trong nghệ thuật, âm nhạc cùng văn học phương Tây. Bên cạnh đó, Đức Maria còn có một số ngày lễ riêng theo các truyền thống Cơ Đốc giáo khác nhau; một số trong số đó là những ngày lễ buộc của người Công giáo La Mã. Các đền thờ thờ phượng bà đã trở nên nổi tiếng quốc tế như là địa điểm hành hương - nơi được cho là đã xảy ra những phép lạ, bao gồm: Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Guadalupe, Đức Mẹ Loreto và Đức Mẹ Medjugorje.
Lời tường thuật trong Tân Ước về sự khiêm nhường và vâng phục sứ điệp của Đức Chúa Trời đã khiến Maria trở thành tấm gương cho mọi Cơ Đốc nhân. Từ những chi tiết được Tin Mừng cung cấp trong Tân Ước về người thiếu nữ xứ Galile, cùng lòng sùng đạo; thần học Kito giáo đã xây dựng nên một hình ảnh về Đức Maria ứng nghiệm lời tiên đoán được gán cho bà.
Lần đầu tiên Maria được nhắc đến là trong câu chuyện về truyền tin, cho biết bà đang sống ở Nazareth, đã đính hôn với người thợ mộc tên Joseph (Thánh Joseph). Thiên sứ Gabriel đến thông báo với bà về việc bà sẽ thụ thai và hạ sinh một người con trai nhờ vào thánh linh của Đức Chúa Trời. Dù ban đầu có chút hoài nghi, nhưng sau đó Maria đã đồng ý vâng phục. Khi Joseph biết được việc bà có thai thì dự định âm thầm huỷ hôn, nhưng rồi ông được thiên thần của Chúa cho biết về mọi việc nên đã chấp nhận vẫn cưới Maria và trở thành cha nuôi của Chúa Jesus sau này.
Vì học thuyết về sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria ngụ ý sự thanh khiết trọn vẹn của thể xác lẫn tâm hồn, nên theo ý kiến của nhiều nhà thần học, bà cũng không bị ảnh hưởng bởi những điều khác như tội lỗi. Khi đạo luật “Vô Nhiễm Nguyên Tội” được ban hành, những lời thỉnh cầu bắt đầu được gửi đến Vatican để xin một định nghĩa về “Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời”; điều này được người Công giáo La Mã tin tưởng và cử hành trong ngày lễ ấy. Vì không có tài liệu nào về địa điểm cũng như hoàn cảnh về sự qua đời của bà được chấp nhận rộng rãi trong nhà thờ, không có nơi chôn cất nào được thừa nhận (mặc dù có một ngôi mộ ở Jerusalem được cho là của bà). Nên cuối cùng, vào năm 1950, Đức Giáo Hoàng Pio XII đã công bố tín điều này một cách chính thức, khi tuyên bố rằng “Mẹ Thiên Chúa vô nhiễm nguyên tội, Đức Maria trọn đời đồng Trinh” - đồng nghĩa với việc người Công giáo tin rằng: khi cuộc đời trần thế của Đức Maria kết thúc, bà đã được rước lên trời một cách vinh quang cả hồn lẫn xác.
Ngoài những đặc quyền và danh hiệu chính thức do Công giáo trao cho, Đức Trinh Nữ Maria đã đạt được tầm quan trọng văn hóa to lớn. Lòng sùng kính phổ biến đối với bà được thể hiện dưới các hình thức như: các buổi lễ đạo đức, các địa điểm hành hương, việc lần chuỗi hạt mân côi (thứ đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của người Công giáo).