Đoạn văn thể hiện cảm nghĩ về nhà văn Nguyên Hồng số 5
Đến với văn bản “Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ”, chúng ta đã hiểu hơn về nhà văn. Ông là một con người nhạy cảm, dễ xúc động và dễ khóc. Các tác phẩm của ông đều thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người bất hạnh trong xã hội. Nguyên nhân xuất phát từ hoàn cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ lại đi bước nữa, làm ăn xa quê. Nguyên Hồng đã phải học cách sống tự lập. Từ khi còn đi học, ông đã tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề. Đến năm mười sáu tuổi phải rời xa quê hương để kiếm sống. Cuộc sống chân lấm tay bùn đã giúp Nguyên Hồng có được “chất dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Ông đã thấu hiểu được cuộc sống vất vả mưu sinh của người lao động nghèo. Những tác phẩm của ông đều chứa đựng tình cảm sâu nặng, tha thiết với những kiếp người cùng khổ. Như vậy, lời khẳng định là Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ là vô cùng đúng đắn.