Đoạn văn số 6: Áp lực học tập của học sinh ngày nay
Mỗi chúng ra đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, không ai hoàn hảo nhưng trong suốt quá trình là học sinh, chắc hẳn ta đều đã trải qua những áp lực học tập, bị mọi người xung quanh so sánh, chê bai hay phán xét. Biểu hiện của việc áp lực học tập đó là chán chường và mất hứng thú khi học tập, có tâm lý học tập để hoàn thành nhiệm vụ, tâm lý buồn bực, bất ổn, bi quan dễ tức giận và giảm các cảm xúc tiêu cực như vui vẻ, hào hứng, phấn khởi... Càng lên lớp cao áp lực học tập càng lớn, để chuẩn bị cho mọi kì thu chuyển cấp, thi đại học, thi tốt nghiệp. Cuộc sống chỉ xoanh quanh học ở trường - học ở lớp học thêm - tự học ở nhà, và ăn uống. Trong những năm gần đây, báo chí đã đưa ra không ít các tin tức học sinh, sinh viên tự tử vì bị điểm kém, không vào được trường chuyên, lớp chọn, không đỗ đại học. Nguyên nhân của áp lực ấy cũng xuất hiện từ nên giáo dục quá chú trọng đến thành tích, điểm số. Đa phần việc xếp, đánh giá năng lực học sinh - sinh viên đều dựa vào điểm số qua các bài thi. Hậu quả của áp lực học tập quá lớn khiến trẻ mất đi sự sáng tạo, linh hoạt và thay vào đó là sự rập khuôn trong quá trình học tập, từ đó kết quả học tập giảm sút. Để giảm bớt áp lực, gành nặng học hành, trước hết cá nhân mỗi học sinh hãy giữ cho mình một thái độ tích cực nhất để trinh phục những đỉnh cao tri thức.