Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 10

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ là điểm nghệ thuật đặc sắc nhất trong truyện. Vẻ đẹp ngôn ngữ trong Chữ người tử tù thể hiện trước hết ở việc miêu tả khung cảnh nhà ngục với lớp từ Hán Việt cổ kính nghiêm trang. Tác giả có dụng ý rõ rệt khi dựng lại một khung cảnh xưa cũ và đã đưa chúng ta trở lại quá khứ cách đây hàng trăm năm. Mở đầu là dòng chữ: phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường. Tả cảnh vật thì có vọng canh, chiếc hèo hoa, giá gươm, án thư, con song, giấy bản, ty niết, tàn đèn, chiếc gông, chậu mực, bức châm,… Tả người thì có thầy bát, thằng thập, thủ xướng, ngục tốt… Tả việc thì có cho chữ, thay bút con, đề xong khoản lạc, lĩnh ý, bái lĩnh,…Nhà văn đã mượn chữ nghĩa xưa mà khơi dậy cái không khí cổ kính trong khung cảnh của một quá khứ xa xôi.Vẻ đẹp ngôn ngữ trong Chữ người tử tù thể hiện qua sắc thái biểu cảm đa chiều, vô cùng mềm mại, thắm đẫm chất. Vẻ đẹp ngôn ngữ trong Chữ người tử tù không chỉ thể hiện ở bình diện cấu trúc ngôn ngữ mà còn ở mặt tu từ. Nói cách khác, yêu cầu về tu từ đã được đáp ứng bằng những đặc điểm của cấu trúc. Những biện pháp và phương tiện được nhà văn sử dụng thường khiến cho câu văn phải dãn ra, trổ nhiều cành nhánh rậm rạp, với những tầng bậc khác nhau và đạt hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt. Trong các phép tu từ, thì sóng đôi cú pháp, điệp, giải nghĩa, tách câu là những biện pháp được Nguyễn Tuân ưa dùng hơn cả. Nguyễn Tuân chính là bậc thầy ngôn ngữ trong những sáng tác của mình.

Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong
Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật trong "Chữ người tử tù" số 10

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |