Đoạn văn cảm nhận câu ca dao "trong đầm gì đẹp bằng sen" số 5
Việt Nam có một nền văn học dân gian vô cùng phong phú và giàu có, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến thể loại ca dao. Người Việt Nam xưa thường mượn những lời ca, câu hát để thể hiện cảm xúc, tâm tình về lao động sản xuất, về tình yêu đôi lứa, và đôi khi cũng dùng những câu ca dao để thể hiện niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam, một trong những bài ca dao tiêu biểu như vậy có thể kể đến bài ca dao về loài hoa sen.
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao này đã khẳng định những nét đẹp trong phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam, đó chính là lối sống thanh bạch, không dễ dàng bị chi phối bởi hoàn cảnh sống xung quanh, dù có những tiêu cực trong môi trường sống nhưng người Việt Nam vẫn kiên định giữ gìn được sự trong sạch trong phẩm chất, không bị đồng hóa, làm thay đổi theo hướng tiêu cực. Mượn hình ảnh hoa sen để nói về con người Việt Nam là một dụng ý nghệ thuật đầy độc đáo của các tác giả dân gian, bởi hoa sen là loài hoa đẹp, đặc tính sinh học có nó có những nét tương đồng với tính cách của con người Việt Nam. Như vậy, mượn hình ảnh của bông hoa sen, tác giả dân gian đã kín đáo thể hiện sự tự hào của mình về con người Việt Nam, đó là những con người đẹp từ tâm hồn đến phẩm chất.