Đoạn văn cảm nghĩ về bài "Trở gió" Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức số 1
Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đón gió chướng về trong tác phẩm “Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư đã được thể hiện hết sức độc đáo. Khi gió chướng về, nhân vật tôi cảm thấy rất lộn xộn và ngổn ngang, bởi vì tôi vừa bực cũng lại vừa vui. Tôi bực bởi vì mỗi khi gió chướng về là tôi cảm giác như mình sẽ già thêm, mất mát đi thứ gì đó mơ hồ. Tâm lí này là dễ hiểu vì gió chướng về là thời điểm Tết sắp đến, con người sẽ mang rất nhiều tâm trạng khác nhau. Đối với những người dân ở làng quê, họ sợ Tết đến bởi vì nỗi nghèo túng và sợ không lo nổi một cái Tết yên ấm. Tuy nhiên, sự mong chờ gió chướng về cũng là một điều đặc biệt trong tâm trạng của tôi, bởi gió về là thời điểm mùa thu hoạch mang đến sự yên vui và no ấm cho người dân. Chưa dừng lại ở niềm vui, nỗi buồn, gió chướng về còn khiến nhân vật tôi bộc lộ nỗi nhớ nhà. Tôi nhớ về những hình ảnh quen thuộc đã gắn bó từ lâu với những sự vật bình dị, gần gũi và không khí thiên nhiên thanh bình của quê hương. Ở nơi xa phố thị, nhân vật tôi có đủ những thứ hoa quả, quá bánh xa hoa, đầy đủ, nhưng chỉ có ở làng quê, tôi mới tìm được gió chướng lộng lẫy như vậy.