Dọa nạt con

Người lớn đôi khi dọa nạt trẻ nhằm mục đích buộc các bé phải ngoan ngoãn. Tuy nhiên, đôi khi sự dọa nạt này trở nên “quá đà” và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn non nớt của trẻ, khiến trẻ sợ hãi, hoảng loạn, thậm chí bị ám ảnh. Ví dụ trẻ nhỏ chạy vào phòng tối không có ai thì ngay lập tức sẽ bị dọa: “có con ma trong đó”, “vào đấy con ngáo ộp bắt”... Người lớn đôi khi không hề biết rằng chỉ vì những câu nói thoáng qua của họ đã vô tình ảnh hưởng xấu đến tâm trí con trẻ. Khi nói xong người lớn sẽ quên đi, nhưng trẻ nhỏ thì sẽ ghi nhớ nó như một nỗi ám ảnh. Từ đó, trẻ luôn sợ hãi, bất an, không dám khám phá và vui chơi. Nếu cha mẹ lạm dụng việc dọa nạt trẻ quá nhiều, trẻ sợ hãi diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến bé thu mình lại với thế giới xung quanh, dẫn đến tự kỷ.


Dọa nạt trẻ một cách vô thưởng vô phạt thực sự là một điều tồi tệ chứ không đơn giản là chuyện vụn vặt đời thường. Việc dặn dò, cảnh báo để trẻ tự bảo vệ tránh những nguy hiểm là điều cần thiết. Nhưng, nhiều bố mẹ đã lạm dụng việc hù dọa con thông qua các nhân vật không có thật hoặc các clip rùng rợn phát tán trên mạng xã hội đã làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hạn chế khả năng chủ động trong cuộc sống của một đứa trẻ sau này. Bản tính nhút nhát, luôn lo lắng, hồi hộp khi tiếp xúc với người lạ cũng là hệ quả của môi trường sống trong bảo bọc và những lời hù dọa của bố mẹ. Việc dọa nạt trẻ em không phải mới. Xưa cha mẹ vẫn dọa ma, dọa bị ông "ba bị" bắt khi con trẻ lười ăn hay khóc để dỗ trẻ. Nhưng giờ đây, việc hù dọa vô căn cứ để buộc trẻ nghe theo lời bố mẹ không chỉ dừng lại ở những câu chuyện như vậy mà còn nảy sinh nhiều câu chuyện rùng rợn hơn thông qua các phương tiện điện tử.

Dọa nạt con
Dọa nạt con
Dọa nạt con
Dọa nạt con

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |