Đình Phương Mạc
Đình Phương Mạc một di tích lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật thời Lê được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1990 của bộ văn hóa thông tin. Ngôi đình này nằm đã có từ lâu đời được trùng tu nhiều lần những vẫn giữ nguyên được nghệ thuật kiến trúc gỗ của thế kỷ XVIII.
Ngôi đến có 5 gian nhà tiền tế mái cong, hai bên có tả mạc, hữu mạc đón tiếp khách thập phương, trước của đình có giếng nước hình vuông. Đến sân lọng hẹp chính là con đường tiến vào đại bái đường ngôi nhà bề thế, lớp ngói cổ ri,.. Đình Phương Mạc còn bảo tồn được nhiều di vật quý như: hương án, đôi hạc gỗ nghệ thuật điêu khắc gỗ thế kỷ XIX, cỗ long ngai, bài vị đầu chạm rồng. Đặc biệt, cuốn thần phả, 10 đạo sắc phong của các triều đại nhà nước Việt Nam phong mỹ tự cho thần hoàng làng là Phạm Bạch Hổ, hay còn gọi là Phạm Hồng Át. Ông là một trong 12 xứ quân của cuối thời Ngô, đầu nhà Đinh ở thế kỷ X. Thời triều Ngô Vương, Phạm Bạch Hổ là vị tướng giỏi có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, dưới sự chỉ đạo của Ngô Quyền năm 938. Kính trọng công lao của ông, sau khi mất, nhân dân Phương Mạc tôn làm thần thành hoàng thờ ở đền, đình.
Trong đình còn một cuốn khoán ước có 149 điều, nội dung phong phú giúp ích cho công tác nghiên cứu văn hoá – xã hội, nghiên cứu phong tục tập quán, các luật lệ của làng xóm Việt Nam truyền thống.
Địa chỉ: Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội.