Định hướng chiến lược kinh doanh và khách hàng tiềm năng
Bước này sẽ cho chúng ta biết cửa hàng tạp hóa mở ra để phục vụ khách hàng và họ là ai? Từ đó định hướng mình cần kinh doanh những sản phẩm nào để phù hợp? Yếu tố này chiếm đến 30% sự thành công của cửa hàng tạp hóa. Khi mở cửa hàng tạp hóa bạn phải quan sát các cửa hàng tạp hóa xung quanh của mình xem họ đã kinh doanh những mặt hàng gì và mặt hàng nào chưa có nhưng cần thiết với đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến để tìm nguồn nhập. Đây là mô hình kinh doanh nhiều mặt hàng nên bạn sẽ tiêu thụ các mặt hàng được linh động hơn không phải lo câu chuyện nhập hàng về bán cho ai.
- Xác định khách hàng tiềm năng: Chủ hàng cần tiến hành khảo sát khu vực dân cư là một trong những bước cần thiết để mở tiệm như: mật độ, đối tượng dân cư, thu nhập… Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, nên xác định đối tượng dân cư tại nơi sinh sống chủ yếu là công nhân, trung lưu hay thượng lưu,… để lựa chọn các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Đây là điều tối quan trọng.
- Xác định đối thủ: Để tránh được những rủi ro trong bước này, bạn hãy quan sát những cửa hàng gần mình nhất xem họ bán gì, giá bao nhiêu, so với giá buôn họ lãi như thế nào và tham khảo nhận xét của người dân trong khu vực về thái độ phục vụ, những mặt hàng còn thiếu, những điểm hạn chế là gì. Từ đó mới thiết lập phải đưa vào danh sách những mặt hàng cần phục vụ.
Hiện nay, trên thị trường có ba mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phổ biến nhất mà người tiêu dùng thường gặp là:
- Mô hình thị mini bán hàng tiêu dùng phổ thông trong nước.
- Mô hình siêu thị mini bán 60% hàng hóa phổ thông, 40% hàng nhập khẩu.
- Mô hình siêu thị mini bán 40% hàng hóa phổ thông, 60 % hàng nhập khẩu.
Mỗi mô hình có những ưu nhược điểm riêng mà ta không thể đánh giá là mô hình nào đem lại hiệu quả tốt nhất. Lựa chọn mô hình kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào việc nghiên cứu thị trường và nguồn vốn bạn có. Vì thế bất kì mô hình nào cũng có thể phù hợp với bạn.