Điều trị bệnh đau dây thần kinh số V
Tình trạng đau dây V thường không có khả năng tự khỏi, thêm vào đó, cơn đau gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đau đến mất ăn mất ngủ và thậm chí không dám nói chuyện là có thể xảy ra.
Việc điều trị đau dây thần kinh sinh ba thường bắt đầu với thuốc uống, và một số trường hợp ghi nhận có hiệu quả và không cần điều trị gì thêm. Tuy nhiên, theo thời gian, có thể bệnh sẽ giảm đáp ứng với thuốc và thậm chí thuốc còn mang lại các tác dụng phụ. Với những trường hợp này thì điều trị bằng thuốc tiêm hay phẫu thuật sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.
Nếu cơn đau gây ra do bệnh nền có sẵn ví dụ như đa xơ hóa thì bác sĩ cần điều trị luôn cả bệnh hay nguyên nhân nền gây đau dây thần kinh sinh ba. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau dây thần kinh số V.
Sử dụng thuốc uống
Thông thường, các bác sĩ dùng thuốc làm giảm hoặc chặn tín hiệu truyền cảm giác đau về não, các thuốc như:
- Thuốc chống trầm cảm: Được chứng minh có hiệu quả trong điều trị đau dây thần kinh sinh ba. Nếu thuốc chống bệnh trầm cảm bạn đang dùng không hiệu quả, bác sĩ có thể tăng liều lên hoặc chuyển sang thuốc khác. Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm như choáng, mơ hồ, ngủ gà hay buồn nôn. Ngoài ra có thể gây phản ứng thuốc nghiêm trọng ở một số người, chủ yếu là người dân châu Á.
- Thuốc chống co cơ: có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với thuốc làm giãn cơ. Tác dụng phụ bao gồm mơ hồ, buồn nôn và ngủ gật.
- Tiêm thuốc giảm đau: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm giảm đau có thể làm giảm đau dây thần kinh sinh ba ở những người không đáp ứng với thuốc uống. Tuy nhiên, cần nghiên cứu nhiều hơn trước khi phương pháp này được đưa vào sử dụng phổ biến.
Phẫu thuật
Mục đích của việc phẫu thuật là nhằm làm chặn dòng máu gây chèn ép hay phá hủy dây thần kinh sinh ba và duy trì chức năng của dây thần kinh này. Khi dây sinh ba bị phá hủy thường gây liệt mặt tạm thời hoặc vĩnh viễn, và nếu được phẫu thuật, cơn đau sẽ tạm thời biến mất nhưng có thể trở lại sau vài tháng hay vài năm.
Có nhiều cách phẫu thuật như:
- Phẫu thuật giải ép vi mạch: phương pháp này làm tái định khu hay di chuyển các mạch máu có dính với gốc của dây thần kinh sinh ba. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt ở ngay sau lỗ tai bên bị đau. Sau đó, qua một lỗ nhỏ để đi vào hộp sọ, bác sĩ sẽ di chuyển bất kì mạch máu nào có dính trên đường đi của dây thần kinh sinh ba và đặt một miếng đệm vào giữa mạch máu và dây thần kinh.
- Nếu một tĩnh mạch gây chèn ép thần kinh, bác sĩ cũng sẽ dời tĩnh mạch này đi. Còn nếu các mạch máu không đè nén lên dây thần kinh, bác sĩ có thể cắt đi một đoạn của dây sinh ba.
- Phương pháp này có thể loại bỏ hoặc làm giảm cơn đau với tỉ lệ thành công khá nhiều, nhưng cơn đau có thể trở lại nào trong một số trường hợp. Tuy cách phẫu thuật này có một vài nguy cơ như làm giảm thính lực, gây yếu mặt, tê liệt mặt hoặc thậm chí có thể đột quỵ cũng như các biến chứng khác. Nhưng hầu hết các trường hợp được ghi nhận là không tê liệt mặt sau phẫu thuật.
- Phẫu thuật cắt bằng sóng gamma: phương pháp này dùng sóng từ để phá hủy dây thần kinh sinh ba nhằm làm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn cơn đau. Sự giảm đau có thể từ từ và kéo dài vài tuần. Cách phẫu thuật này được ghi nhận rất thành công trong việc cắt giảm cơn đau ở phần lớn bệnh nhân. Nếu cơn đau tái phát thì phẫu thuật có thể phải lặp lại.