Dịch Vụ Vệ sinh Bảo Dưỡng laptop
Chiếc máy tính là người bạn đồng hành của bạn trong công viêc, học hành cũng như lúc giải trí hay khi ở nhà, quá trình sử dụng và di chuyển nhiều làm cho chiếc máy tính của bạn bám nhiều bụi bẩn ảnh hưởng đến tuổi thọ máy vì thế bạn cần vệ sinh máy của mình thường xuyên hơn nhưng nếu bạn tự vệ sinh thì chỉ nên vệ sinh bên ngoài còn vệ sinh bên trong thì lên mang đấn trung tâm sửa chữa máy tính để nhờ được vệ sinh đúng cách để tránh trường hợp hỏng đáng tiếc xảy ra chính vì thế công ty Vagroup là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn dành cho bạn, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho máy tính trong đó có Vệ sinh máy tính được các đội ngũ nhân viên lành nghề am hiểu về máy tính giúp bạn.
Trước khi đi vào vệ sinh máy tính thì cần chuẩn bị một số dụng cụ để vệ sinh như:
Các vị trí cần vệ sinh, và cách vệ sinh từng vị trí:
Trước khi đi vào vệ sinh máy tính thì cần chuẩn bị một số dụng cụ để vệ sinh như:
- Bông, vải mềm: Những vật liệu này dễ tìm thấy ở quanh ta, có thể mua với giá rẻ dùng để lau các vùng nhạy cảm và mềm yếu của máy.
- Chổi quét, cái cọ: Với dụng cụ này ta có thể tác động vào các góc, kẽ của Laptop.
- Dung dịch tẩy sửa: Là những dung dịch có thể tẩy được những vết bẩn cứng đầu nhất trên Laptop, chúng có thể được mua ở trên thị trường.
- Máy hút bụi dùng cho Laptop: Với dụng cụ này dùng cho chỗ có vết bụi bẩn mà can thiệp trục tiếp không vào được, chúng có thể được tìm thấy trên thị trường với đủ loại để ta lựa chọn.
- Bộ công cụ chuyên dùng cho Laptop: Với dụng cụ này ta có thể được kèm theo khi mua laptop hoặc mua tại cửa hàng chuyên dụng, gồm nhiều công cụ hỗ trợ.
Các vị trí cần vệ sinh, và cách vệ sinh từng vị trí:
- Lớp vỏ bên ngoài: Sử dụng một miếng vải ướt và mềm để vệ sinh vỏ. Không sử dụng vải có tính mài mòn và chất tẩy rửa mạnh. Không phun trực tiếp chất tẩy rửa lên vỏ mà phải phun gián tiếp lên miếng vải.
- Các cổng cắm In/Out: Sau khi các cửa làm mát được làm sạch, các cổng in/out là việc tiếp theo cần làm. Đây là nơi thường xuyên về tích trữ bụi bẩn do không được che đậy. Sử dụng tăm bông để lau phần lớn các chất bẩn đã tích lũy.
- Vệ sinh Màn hình: Sử dụng mảng vải mềm và khô lau đều tay lên màn hình, một tay giữ đằng sau màn hình một tay đưa đều miếng vải lên màn hình, không được xịt dung dịch hay nước vào màn hình. Nếu màn hình của bạn thường chỉ bị bám bụi, vì vậy dùng nước sạch thấm vào vải mềm cotton để lau chùi là được. Còn nếu trên màn hình xuất hiện những dấu vân tay hoặc các vết bẩn, giải pháp hữu hiệu để làm sạch là dùng nước sạch tinh khiết với rượu iso-propyl để lau chùi. Chú ý: Không sử dụng vải khô để lau chùi vì các hạt bụ làm xước màn hình của bạn. Những điều cần tránh khi mà bạn tự vệ sinh màn hình:
- Không được dùng dung dịch các loại nước rửa kính, xà phòng…bởi vì chúng có chứa những hoá chất gây hư hại cho màn hình
- Không phun xịt trực tiếp lên màn hình.
- Bạn tuyệt đối không sử dụng khăn, giấy, báo để vệ sinh vì chúng sẽ làm cho màn hình của bạn bị trầy xước.
- Không vệ sinh màn hình khi máy tính chưa hoàn toàn tắt, bởi vì khi màn hình tắt bạn sẽ dễ dàng nhận ra các vết bẩn và đặc biệt tránh bị giật điện.
- Điều cuối cùng bạn cần nhớ là đừng nên đặt quá nhiều vật nặng lên màn hình trong quá trình vệ sinh, nó có thể làm màn hình của bạn bị hỏng vĩnh viễn.
- Vệ sinh bàn phím: Thông thường, bàn phím là nơi chứa nhiều bụi bẩn nhất vì đa phần chúng ta làm việc trên bàn phím. Khi vệ sinh nên chú ý các khe, khoảng cách giữa các phím… sử dụng tăm bông để làm sạch các khe này, hoặc chổi. Ở bề mặt trên không nên sử dụng các vật thô giáp để lau sẽ làm mờ chữ, số trên bàn phím, có thể sử dụng mảnh vải tẩm dung dịch cồn sau đó lau hoặc sử dụng dũa đánh răng loại mềm để lau.
- Vệ sinh chuột máy tính: Sau bàn phím có lẽ chuột là thiết bị được ta sử dụng nhiều nhất. Đối với chuột quang, chuột không dây, các bạn tiến hành vệ sinh bộ nối dây, cổng USB… sử dụng rẻ mềm có thể tẩm chút dung dịch để lau xung quanh bên ngoài chuột, có thể dùng tua vít tháo chuột vệ sinh bên trong con lăn chuột, chú ý tránh làm đứt lỏng các dây nối. Đối với chuột bi, bạn tháo bi ra và lau sạch hốc bên trong.
- Vệ sinh ổ đĩa: Trong quá trình hoạt động ổ đĩa có thể bị kẹt do bám bụi, hoặc vết bẩn vô tình khiến cho mắt đọc làm việc không tốt. Sau đây là các bước bảo trì ổ đĩa quang:
- Bước 1: Dùng khăn mềm và chổi lông lau sạch bụi bám bên ngoài ổ đĩa.
- Bước 2: vệ sinh mắt đọc của ổ đĩa bằng cách tháo nắp bảo vệ của ổ đĩa, sử dụng dung dịch lau màn hình LCD tẩm vào đầu tăm bông gòn mềm để làm sạch mắt đọc.
- Bước 3: bôi trơn thanh chuyển động của ổ đĩa bằng dầu bôi trơn nếu bị bó cứng.
- Bước 4: đóng nắp bảo vệ ổ đĩa quang.
- Bước 5: Làm sạch các chân cấp nguồn, chân cắm IDE của ổ đĩa bằng chổi lông, dung dịch cồn 90º được tẩm vào đầu chiếc tăm bông.
- Vệ Sinh Các Linh Kiện và Mainboard Trong Máy: Do mỗi một máy tính có cấu tạo khác nhau nên việc vệ sinh bên trong rất quan trọng vì nó đảm bảo thời gian sử dụng của máy. Các bộ phận bên trong của laptop cần vệ sinh là: mainboard, fan laptop và tấm đồng giải nhiệt cho cpu, chíp vga, chíp cầu nam, chíp cầu bắc. Các bước vệ sinh:
- Bước 1: Tháo toàn bộ máy để lấy phần mainboard.
- Bước 2: Chuẩn bị sẵn 1 cây chổi nhỏ và miếng vải mềm cùng 1 ít xăng thơm. Lấy chổi quét nhẹ nhàng hết bụi dính trên mainboard, quạt cpu, ống dẫn nhiệt,… sau đó lấy vải mềm thấm ít xăng thơm nhẹ nhàng chùi sạch các chỗ bẩn trên mainboard và các linh kiện khác.
- Bước 3: Sau khi lấy được phần mainboard, cần tách fan và tấm tản nhiệt tách riêng vì nó dính vào mainboard. Sau đó, vệ sinh lần lượt.
- Bước 4: Bước kế tiếp là chúng ta tiến hành làm sạch keo tản nhiệt trên cpu, chip VGA, chip Nam, chip bắc…. thay toàn bộ keo tản nhiệt vì sau 1-2 năm sử dụng lớp keo tản nhiệt bị lão hóa và khô cho nên sẽ dẫn nhiệt kém hơn.