Dịch cúm gia cầm Châu Á
Dịch cúm gia cầm Châu Á năm 1889-1990 từng gây ra thảm họa kinh hoàng bậc nhất trên toàn cầu. Đây là bệnh cúm gia cầm, lây từ gia cầm sang người nên thường được gọi là "cúm gia cầm".
Năm 1889, dịch cúm gia cầm Châu Á bùng phát, bắt nguồn từ nước Nga rồi lây lan sang hoàng loạt các nước khác ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... rồi từ đó lây lan ra toàn cầu. Đây được xem là trận dịch cúm chủng A đầu tiên, trước cả khi đại dịch cúm Tây Ban Nha do virus A/H1N1 gây ra.
Dịch cúm gia cầm Châu Á năm 1889-1890 thường bị nhầm lẫn với dịch cúm gia cầm châu Á năm 1957-1958, với nguyên nhân là virus cúm A/H2N2, tâm dịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm châu Á năm 1889-1890 có tâm dịch bắt nguồn từ Nga, và có đến 2 triệu người chết, trong khi dịch năm 1957 chỉ là khoảng 1 triệu người.
Vào thời điểm năm 1889-1890, các chuyên gia y tế vẫn gặp nhiều khó khăn để tìm ra đích xác chủng virus gây bệnh. Họ chỉ biết rằng đó là loại virus cúm A, và nghiên cứu cho rằng chúng có thể là H2 hoặc H3. Mãi đến sau này, khi đại dịch cúm A/H1N1 bùng nổ, những nghiên cứu về chủng cúm A phát triển, các nhà y tế mới tìm ra các bằng chứng, qua đó có thể xác định nguyên nhân gây dịch cúm gia cầm châu Á là do virus A/H2N2 và A/H3N8.
Thông tin chi tiết:
- Thời gian: 1889-1890
- Tâm dịch: Nga, Châu Á
- Virus: A/H2N2, A/H3N8
- Số người chết: 2 triệu