Dây Nhãn lồng
Ngoài tâm sen ra, nhãn lồng chính là một trong những phương pháp giúp trị mất ngủ hiệu quả nhất. Nhãn lồng thuộc họ chùm gửi, có các tên dân gian khác như: lạc tiên, hồng tiên (lạc tiên đỏ), chùm bao, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, tây phiên liên… Gọi là chùm bao vì quả được bọc bởi một vỏ lưới. Nhãn lồng mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Những loài khác cũng được dùng như vị thuốc nhãn lồng là chanh leo, lạc tiên tây (tím), lạc tiên trứng (vàng). Nhãn lồng dùng trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Nó còn được chiết xuất hoạt chất để làm thuốc giúp an thần, chống stress dành cho giới lao động trí óc luôn căng thẳng thần kinh. Nhãn lồng là cây thuốc nam quý và thuộc thân thảo, dây leo, dài 7- 10m, thân mềm, rỗng và có nhiều lông. Lác mọc so le hình tim và mép lá có lông. Quả lạc tiên hình trứng, vỏ mỏng, quả mọng. Lúc chưa chín màu xanh khi chín có màu vàng, có mùi thơm đặc trưng. Dân gian thường dùng đọt nhãn lồng đem đi nấu canh để ăn trước khi đi ngủ vài giờ. Nó giúp bạn có được giấc ngủ sâu hơn.
Người lớn tuổi khó ngủ, thường bị đau nhức, phụ nữ hành kinh sớm, hoặc phụ nữ sau mãn kinh dễ cáu gắt có thể sử dụng, 500 g nhãn lồng (rễ, dây lá, trái non), 300 g hoa thiên lý, đem sao vàng, tán nhuyễn dạng bột cho thêm 50 g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nước sôi để nguội, uống khi khát. Rau đọt nhãn lồng ngày nay được xem như vị rau rừng sạch, người dân miền Tây thường thu hái lá nhãn lồng phơi khô bán cho các nhà sản xuất thức ăn gia súc để phối trộn trong thức ăn giúp gia súc mau lớn. Hái đọt non cả lá, dây và quả đem nấu canh với tôm, thịt, cá đồng để giúp dễ ngủ, giúp ngăn chặn nồng độ cholesterol tăng bất thường, ăn ngon miệng, ổn định tâm sinh lý. Dân gian thường lấy đọt nhãn lồng non luộc để ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Khi đó nó sẽ cải thiện giấc ngủ bạn rất tốt.