Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương em số 7

I. Mở bài:

- Giới thiệu về danh lam thắng cảnh quê em (Chùa Một Cột)


II. Thân bài:

- Vị trí:

+ Ngày xưa được vua Lý xây dựng trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long xưa.

+ Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ Tịch ở trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội.


- Quá trình hình thành:

+ Được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông.

+ Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm, trước sân hai tháp lợp sứ trắng.

+ Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một miếng chuông lớn đặt tên là " Giác thế chung" với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân.

+ Chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp phá hủy trong cuộc chiến tranh chống Pháp tàn khốc và đến năm 1955 thì di sản này được tôn tạo lại.

+ 7 năm sau, tức năm 1962, quần thể chùa Một Cột đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia và vào năm 2012 đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á".


- Kiến trúc chùa Một Cột:

+ Gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa.

+ Cột trụ cấu trúc hình trụ đứng, gồm hai cột đá ghép lại với chiều cao 4m.

+ Đường kính cột đá rộng 1,2 m.

+ Đài Liên Hoa có hình vuông với cạnh 3 m, xung quanh được đỡ bằng hệ thống cột gỗ vững chắc.

+ Mái chùa lợp bằng ngói vảy truyền thống màu đỏ gạch phủ lớp rêu phong thời gian.


- Ý nghĩa, giá trị của chùa Một Cột:

+ Là biểu tượng mang đậm giá trị văn hóa, nghệ thuật của thủ đô.

+ Chùa Một Cột là công trình kiến trúc mang đậm giá trị lịch sử với kiến trúc độc đáo.

+ Chùa Một Cột Hà Nội còn là công trình kiến trúc có tính thẩm mỹ cao, thể hiện qua nghệ thuật tạo hình trên mặt nước, điêu khắc đá, hội họa, chạm vẽ hành lang.


III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của Chùa Một Cột

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |