Dàn ý tham khảo số 7
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
- Sơ lược về nhà thơ Hồ Xuân Hương và phong cách sáng tác.
- Giới thiệu bài thơ Tự tình II với nội dung về ước mơ và hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam.
II. Thân bài
a. Hai câu đề:
- Tình cảnh của người thiếu phụ, cô đơn trong đêm vắng lặng, đợi chờ chồng đến mức chán chường.
- Nỗi phiền muộn bởi đêm tối quá tĩnh mịch quạnh hiu khiến con người ta tủi phận, buồn rầu, mà với Hồ Xuân Hương đó còn là sự bẽ bàng của số phận là thứ thiếp.
- Phản ánh số phận bất hạnh, éo le của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Khóc thương, đớn đau, chua chát cho cái cuộc đời hồng nhan của mình, cũng như của rất nhiều nhiều những phụ nữ ngoài kia, hạnh phúc đối với họ trở thành thứ xa xỉ, bởi ở cái xã hội này làm gì có hạnh phúc cho phụ nữ đâu!
b. Hai câu thực:
- “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”: Cái vòng luẩn quẩn không hồi kết, càng trốn tránh nỗi cô đơn, khốn khổ của mình thì mỗi lúc tỉnh lại Hồ Xuân Hương lại càng thấm thía hơn về cuộc đời hồng nhan bạc phận của mình.
- “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn”: Phản ánh chính hoàn cảnh của người thiếu phụ đã sắp đi qua hết thời thanh xuân, son sắc nhưng tình duyên đã 2 lần mà vẫn còn lận đận trái ngang.
- Lời than vãn về số phận chung của những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, nhất phu đa thê, người phụ nữ chưa bao giờ thực sự tìm được hạnh phúc cho riêng mình dù họ đã cố gắng và khao khát biết bao nhiêu.
c. Hai câu luận:
- Ý chí, cũng như khao khát cháy bỏng được thoát khỏi sự kìm kẹp của chế độ phong kiến, đòi quyền công bằng, khao khát hạnh phúc của người phụ nữ.
- Bà không muốn sống trong cái cảnh bị rẻ rúng coi thường, không muốn chịu kiếp chồng chung, muốn được tự do thể hiện cá tính và vui sống cuộc đời do mình làm chủ chứ không phải phụ thuộc vào ai khác.
d. Hai câu kết:
- Ý thức được sự chảy trôi của thời gian, thanh xuân của phụ nữ có hạn, chưa tìm được hạnh phúc đích thực thì tuổi già ập đến thực sự là nỗi chán ngán vô cùng tận.
- Hạnh phúc của người phụ nữ ở chế độ phong kiến không được trọn vẹn, vừa ít lại còn phải chia năm xẻ bảy, khiến họ vô cùng đau khổ và chán chường với lòng ghen và sự cô quạnh.
III. Kết bài
Khẳng định về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nêu một số cảm nhận của bản thân về bài thơ “Tự tình II”