Dàn ý tham khảo số 6
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ “Tự tình 2”
- Khái quát tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ
II. Thân bài
a. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình (2 câu đề)
- Thời gian: đêm khuya, đây là lúc người ta bắt đầu suy tư và tâm trạng.
- Thời gian lặng lẽ trôi qua, lòng người trăn trở, thao thức.
- “Hồng nhan” là từ thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Ở đây là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình.
- Nghệ thuật đảo từ “trơ” nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của người phụ nữ.
- Tiếng trống canh vang vọng giữa đêm khuya càng khắc sâu nỗi cô liêu, trống vắng và sự buồn tủi trong tâm hồn người nữ sĩ.
b. Sự bẽ bàng, xót xa trước hoàn cảnh của bản thân (2 câu thực)
- Muốn mượn rượu giải sầu, nhưng “say lại tỉnh”, nhân vật trữ tình càng thấm sâu tình cảnh bản thân mình.
- Hình ảnh vầng trăng ” khuyết chưa tròn” nhấn mạnh hạnh phúc không trọn vẹn của người phụ nữ.
c. Nỗi niềm bi thương, thái độ phẫn uất và ý muốn đấu tranh của nhân vật trữ tình (2 câu luận)
- Nghệ thuật đảo ngữ cùng hàng loạt các động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” đã làm nổi bật cái dữ dội, quyết liệt của sự phản kháng.
- Người phụ nữ khoảnh khắc đó dường như giật mình tỉnh ngộ. Khát khao mạnh mẽ sống như rêu như đá, phá hủy tất cả những thứ ràng buộc, giam cầm và chà đạp cuộc đời mình.
- Hai câu thơ thể hiện bản lĩnh, cá tính của Hồ Xuân Hương
d. Sự ngán ngẩm, bất lực trước hiện thực ngang trái (2 câu kết)
- Theo quy luật tuần hoàn của thiên nhiên, xuân đi rồi xuân sẽ lại tới. Nhưng tuổi thanh xuân của người phụ nữ một khi đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại.
- “Mảnh tình” vốn bé nhỏ còn phải san sẻ với người khác.
- Người phụ nữ không thể thoát khỏi tình cảnh khổ đau nên im lặng và chấp nhận.
e. Đánh giá nghệ thuật bài thơ
- Sử dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Nghệ thuật đảo ngữ, các động từ mạnh và từ ngữ giàu sức gợi
III. Kết bài
Khẳng định lại tâm trạng nhân vật trữ tình và giá trị của bài thơ.