Dàn ý tham khảo số 5: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của Chí Phèo
I. Mở bài
- Truyện ngắn Chí Phèo (Nhà xuất bản Đời mới, Hà Nội, 1941) là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao, được đánh giá là một trong những kiệt tác văn xuôi trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nội dung truyện phản ánh hiện thực xã hội nông thôn ở khía cạnh đấu tranh giai cấp qua hình tượng Chí Phèo, một nông dân bị bần cùng hoá, lưu manh hoá. Nhà văn phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống bị đè nén, bóc lột đến cùng cực của người nông dân và khẳng định nhân phẩm của họ không bạo lực nào tiêu diệt được.
II. Thân bài
1. Tóm tắt tác phẩm:
- Chí Phèo là một đứa con hoang bị bỏ rơi cạnh chiếc lò gạch cũ ở giữa đồng. Lớn lên như cây cỏ, Chí đi ồ cho hết nhà này đến nhà khác, không người thân thích, không được ai ban cho chút tình thương…
- Lớn lên, Chí trở thành anh trai cày khoẻ mạnh, làm canh điền cho nhà lí Kiến.
- Chỉ vì những cơn ghen bóng gió của lí Kiến mà Chí bị đẩy vào tù. Bảy, tám năm trong tù, chung đụng với lớp người dưới đáy xã hội, tâm hồn Chí đã bị nhuộm đen.
- Sau khi ra tù, Chí Phèo về làng với bộ dạng gớm ghiếc và tâm hồn tội lỗi. Chí Phèo bị coi là con quỷ dữ của làng Vũ Đại và bị gạt ra khỏi cộng đồng. Để quên nỗi bất hạnh, Chí Phèo vùi đầu vào những cơn say rượu triền miên và sống như con thú hoang cô độc, hung dữ.
- Mối tình bất chợt với Thị Nở như một hi vọng sống. Vì không vượt qua nỗi định kiến ghê gớm.
- Thị Nở quay lưng với Chí Phèo khiến hắn lại rơi vào vực thẳm tuyệt vọng. Chí Phèo giết bá Kiến rồi tự sát.
2. Phân tích hình tượng Chí Phèo:
- Cách giới thiệu nhân vật của tác giả độc đáo và hấp dẫn. (Qua tiếng chửi rất đặc biệt của Chí Phèo).
- Tiếng chửi ấy cho thấy tình trạng bi đát của nhân vật.
- Chí Phèo là hiện thân của nỗi khổ đau khôn cùng: sinh ra là người mà không được làm người.
- Cuộc đời hắn là một cơn say dài, chỉ khi gặp Thị Nở, lương tri của Chí Phèo mới bừng tỉnh.
- Hắn ước ao được sống lương thiện. (Thể hiện qua hình ảnh bát cháo hành và chi tiết hơi cháo hành).
- Để được tồn tại, Chí Phèo phải bán linh hồn cho quỷ dữ. Khi ý thức về nhân phẩm trỗi dậy thì
- Chí Phèo lại phải từ bỏ sự sống của mình. Đây là điểm đỉnh của bi kịch số phận một con người.
- Tiếng kêu thống thiết của Chí Phèo: Tao muốn làm người lương thiện… báo hiệu bản chất tốt đẹp bị vùi lấp bấy lâu nay đã trở về. Âm điệu của nó đầy ám ảnh, làm day dứt người đọc…
3. Giá trị hiện thực:
Câu chuyện là bức tranh phản ánh sự tha hoá của người nông dân nghèo:
- Phản ánh nỗi khổ của nông dân bị bạo lực đen tối tàn phá về tâm hồn.
- Quá trình biến đổi dữ dội trong tính cách của nhân vật Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo sự huỷ hoại ghê gớm của xã hội thực dân phong kiến đương thời đối với phẩm chất, nhân cách của người nông dân.
- Chí Phèo giết bá Kiến, điều đó cho thấy mâu thuẫn giai cấp ở nông thôn đã lên tới đỉnh điểm, cần phải được giải quyết theo chiều hướng tích cực nhất.
4. Giá trị nhân đạo:
- Nam Cao đã phản ánh tình trạng bế tắc, không lối thoát của nông dân trong xã hội đương thời bằng ngòi bút hiện thực sắc sảo và sự thông cảm, thương xót chân thành.
- Ước mơ chính đáng của người nông dân nghèo là được sống một cuộc sống bình thường, được hưởng hạnh phúc đơn sơ.
- Khi cái ác gặp tình thương thì nó sẽ được hòa giải và bản tính lương thiện sẽ trở về với con người.
- Tuy là con quỷ của làng Vũ Đại nhưng tính thiện trong con người Chí Phèo chưa chết hẳn. Chí Phèo thà chết chứ quyết không chịu quay về kiếp sống thú vật.
- Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao muốn đặt ra một vấn đề lớn là quyền sống của con người:
- Làm thế nào để con người được sống đúng nghĩa là người trong cái xã hội tàn bạo, phi nhân tính đương thời?
III. Kết bài
- Nam Cao đã thành công xuất sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
- Chí Phèo là một trong những tác phẩm hay nhất của nền văn xuôi hiện đại.
- Nam Cao xứng đáng là nhà văn hiện thực nổi tiếng của giai đoạn văn học trước Cách mạng tháng Tám 1945.