Dàn ý phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
I. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược tác giả, dẫn dắt vào tác phẩm “Chuyện người con gái nam xương”
II. Thân bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ:
- Nguyễn Dữ là một trong những người thuộc tầng lớp trí thức, học rộng tài cao. Ông làm quan dưới thời nhà Mạc loạn lạc và thối nát nên cảm thấy bất mãn với thời cuộc. Sau đó, ông về Thanh Hóa sống ẩn cư với công việc viết sách và mất tại đó.
- Truyền kì mạn lục là một trong những tác phẩm hay và ý nghĩa nhất trong Văn học Việt Nam được Nguyễn Dữ chấp bút.
- Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”: “Chuyện người con gái nam xương” là một câu chuyện liêu trai với nhiều chi tiết hư cấu. Thế nhưng chính những tình tiết hư cấu ấy đã làm nổi bật lên vẻ đẹp và giải được nỗi oan khuất của nhân vật Vũ Nương.
- Phân tích nhân vật Vũ Nương:
- Những phẩm chất tốt đẹp và cuộc đời của nhân vật Vũ Nương
- Vũ Nương là người con gái có tính tình nết na, thùy mị, tư dung tốt đẹp, nhân cách thanh cao.
- Vũ Nương lấy chồng là Trương Sinh, chàng ta là công tử nhà hào môn, tính cách hay đa nghi, nông cạn, học thức thấp kém. Thế nhưng Vũ Nương chưa bao giờ để vợ chồng phải bất hòa.
- Khi tiễn chồng đi lính: nàng không màng vinh hiển, công danh sự nghiệp mà chỉ hy vọng chồng bình an trở về đoàn tụ.
- Vũ Nương khi xa chồng vẫn luôn giữ gìn khuôn phép, chung thủy “Nỗi buồn góc bể, chân trời không thể nào ngăn nổi”.
- Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo, làm tròn bổn phận với mẹ chồng:
- Trong suốt 3 năm khi chồng đi lính, nàng một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo.
- Khi mẹ chồng bệnh, nàng thuốc thang, lễ bái thần phật và dùng những lời lẽ khôn khéo khuyên lơn mẹ chồng.
- Khi mẹ chồng mất, Vũ Nương hết lời thương xót, ma chay lễ tế cẩn trọng, chu toàn.
- Vũ Nương còn là người mẹ hiền, yêu thương, chăm sóc con hết mực: Nàng sợ con buồn vì thiếu vắng cha nên ban ngày làm mẹ, tối đến lại chỉ bóng mình trên tường mà nói là cha, để đứa con giảm bớt sự mong nhớ cha.
- Nỗi oan và bi kịch của nhân vật Vũ Nương:
- Trương Sinh đi lính về tin lời con nghĩ rằng vợ ngoại tình nên không tiếc lời mắng nhiếc, nhục mạ nàng.
- Nàng đau đớn và tuyệt vọng trước thái độc và cách đối xử tàn nhẫn của chồng.
- Vũ Nương chịu oan khuất không thể giải thích, quá uất ức nên nàng chọn cách nhảy sông Hoàng Giang tự vẫn để bày tỏ sự trong sạch.
- Phân tích nhân vật Trương Sinh:
- Trương Sinh là con nhà hào môn, có chức quyền nhưng ít học, tính lại hay đa nghi, ghen tuông.
- Trương Sinh đại diện cho xã hội phong kiến bất công, bất bình đẳng, với sự thế chỉ nghiêng về danh lợi và xem thường công lý, đối xử bất công và tàn nhẫn với vợ.
- Cho đến lúc hiểu ra mọi chuyện, tin vợ bị oan thì sự ăn năn hối hận của Trương Sinh cũng rất mờ nhạt.
- Giá trị nội dung:
- Hiện thực: phê phán xã hội phong kiến đối xử bất công và tàn nhẫn với người phụ nữ.
- Nhân đạo: cảm thông và ca ngợi vẻ đẹp vô giá của những người phụ nữ đức hạnh.
- Giá trị nghệ thuật :
- Cốt truyện mới lạ, sử dụng những tình tiết hư cấu để làm nổi bật vẻ đẹp và cốt cách của nhân vật.
- Xây dựng tình huống truyện éo le, bi kịch và nhiều tình tiết cao trào, hấp dẫn người đọc.
III. Kết bài
- Tóm tắt lại tác phẩm và ý nghĩa của tác phẩm.
- Nêu lên cảm nghĩ của em về tác phẩm.