Claudius As Jupiter
Đây là tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch có kích thước ngoại cỡ về hoàng đế Claudius ở Vatican. Người ta đã phát hiện ra nó tại Tivoli vào năm 1865, và có thể bức tượng đã được tạc vào đầu triều đại của Claudius, khoảng năm 42 hoặc 43 sau công nguyên.
Tác phẩm nổi tiếng phức tạp này chạm khắc từ một mảnh Sardonyx, đây là loại khoáng chất bao gồm các dải màu song song. Claudius As Jupiter được đặt trong viện bảo tàng Vatican, nó mô tả hoàng đế Claudius (trị vì từ năm 41-54 sau công nguyên) là vua của các vị thần - thần Jupiter; cơ thể khỏa thân một phần, được lý tưởng hóa từ vị thần tối cao Jupiter (thần Zeus của Hy Lạp). Một con đại bàng - sinh vật linh thiêng, được nhìn thấy ở bên cạnh Claudius khi ông cầm vương trượng tượng trưng cho sức mạnh của sao Mộc. Tuy nhiên, thay vì tia sáng, Claudius lại cầm một đĩa rượu trên tay phải. Con đại bàng này chính là hình ảnh nói lên sức mạnh của người cai trị đối với đế chế La Mã, cũng như quyền lực của sao Mộc đối với toàn bộ vũ trụ.
Bức tượng đã thể hiện hai điều bất hợp lý. Đầu tiên, rõ ràng là nó kết hợp giữa cơ thể của một chàng trai trẻ với cái đầu của người đàn ông ngoài 50 tuổi. Thứ hai, nó thể hiện hình ảnh vị hoàng đế trong vỏ bọc một vị thần chính của La Mã - thần Jupiter. Ta có thể nhận biết qua các chi tiết là vương miện bằng gỗ sồi, quyền trượng trên tay trái và đại bàng - con vật của sao Mộc dưới chân bức tượng. Sự khác biệt giữa khuôn mặt của một người già trên cơ thể trẻ là điều phổ biến trong nghệ thuật La Mã, đặc biệt là khi hình ảnh này được sử dụng để làm tuyên truyền.