Chữa viêm lỗ chân lông bằng lá trầu không
Với những trường hợp viêm lỗ chân lông nhẹ, bạn có thể sử dụng một số thảo dược có đặc tính sát trùng như lá trầu không để giảm ngứa và tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Lá trầu không có vị cay, tính nồng, tác dụng giảm ngứa, sát trùng và chống viêm. Ngoài ra các nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy, thành phần Eugenol và Chavicol trong thảo dược này có tác dụng diệt virus và ức chế một số vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp như tụ cầu khuẩn.
Bên cạnh đó, hợp chất thực vật trong lá trầu còn có tác dụng phục hồi tổn thương da và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên cách chữa viêm lỗ chân lông bằng lá trầu không chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình. Nếu tổn thương da xảy ra trên diện rộng đi kèm với tình trạng bội nhiễm, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định thuốc chống viêm và kháng sinh phù hợp.
Cách thực hiện:
Tắm với nước trầu không: Nếu viêm lỗ chân lông xảy ra ở vùng ngực, lưng hoặc xảy ra trên phạm vi rộng, bạn có thể nấu nước trầu không để tắm hằng ngày. Mẹo chữa này có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Ngoài ra tắm nước trầu không còn giúp cơ thể giảm tiết mồ hôi, từ đó làm giảm tình trạng sưng đỏ và khó chịu ở vùng chân lông bị viêm.
- Ngâm rửa 1 nắm lá trầu không với nước muối pha loãng.
- Sau đó đem nấu lấy nước.
- Dùng nước sắc pha thêm nước thông thường và tắm hàng ngày.
- Có thể dùng lá trầu không chà xát nhẹ lên vùng da bị ảnh hưởng để gia tăng tác dụng. Với những trường hợp viêm nhiều, có thể thêm 1 vài lát gừng và 1 ít vỏ chanh vào sắc cùng.
Thoa nước cốt trầu không lên da: Nếu viêm lỗ chân lông gây ra các mụn mủ nhỏ, sưng và đau nhức, bạn nên thoa nước cốt trầu không lên vùng da này. Với đặc tính kháng viêm và sát trùng mạnh, nước cốt trầu không có tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm viêm và tình trạng đau nhức trên da. Bên cạnh đó, các hợp chất thực vật từ thảo dược này còn có tác dụng phục hồi tế bào da bị tổn thương và giảm nguy cơ bội nhiễm do tụ cầu khuẩn.
- Ngâm rửa 3 lá trầu không với nước muối pha loãng.
- Sau đó vớt ra và để ráo.
- Giã nát và vắt lấy nước cốt.
- Dùng tăm bông thấm nước cốt và thoa lên vùng da cần điều trị.
- Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ ngày liên tục trong vài ngày có thể giúp tiêu viêm và liền vết thương do mụn mủ để lại.
- Nếu mụn mủ có kích thước lớn và gây viêm nặng nề, bạn có thể dùng bã lá trầu không đắp lên da trong vòng 15 – 30 phút.
Ngâm rửa với lá trầu không và muối: Ngoài ra, bạn cũng có thể chữa viêm chân lông bằng cách ngâm rửa với lá trầu không và muối. Tương tự lá trầu không, muối cũng có tác dụng chống viêm và sát khuẩn mạnh. Do đó kết hợp hai nguyên liệu này có thể làm giảm tình trạng sưng đau và ngứa do bệnh viêm lỗ chân lông gây ra.
- Rửa sạch 3 lá trầu không, sau đó cắt nhỏ.
- Đem đun sôi với 2 lít nước.
- Sau đó để ra thau và cho thêm 1 thìa muối vào.
- Đợi nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị viêm chân lông.
Mẹo chữa viêm chân lông bằng lá trầu không chỉ có tác dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ, do đó bạn không nên quá phụ thuộc vào cách chữa này. Ngoài ra để đạt được kết quả tối ưu, nên phối hợp mẹo chữa dân gian với chế độ vệ sinh và chăm sóc hợp lý.