Chúa Jesus
Không thể phủ nhận, Chúa Jesus chính là nhân vật nổi tiếng nhất trong kinh Thánh. Ngài được biết đến là Con Thiên Chúa, là ngôi thứ hai trong “Chúa Ba Ngôi” gồm: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Người Công giáo tin rằng Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế, đã từng được tiên tri Elijah nói đến trong Cựu Ước, thông qua sự đóng đinh và phục sinh của Ngài.
Các câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Jesus là đại diện cho một phần chính trong những lời dạy của Ngài trong kinh Thánh. Một trong những lý do chính khiến Ngài dùng ngụ ngôn cho người Do Thái đã được chính Chúa giải thích cho các môn đệ của mình. Rằng điều đó là để ứng nghiệm lời tiên tri của tiên tri Isaiah, và để dân Israel không nhận ra Ngài là ai và chấp nhận Ngài. Ngài cũng cố tình làm điều này để tạo điều kiện cho dân ngoại được trở thành con cái Thiên Chúa.
Trong lời dạy của Cơ đốc giáo, các phép lạ của Chúa Jesus cũng là phương tiện truyền tải thông điệp. Nhiều phép lạ nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin, chẳng hạn như khi chữa lành mười người cùi, Chúa Jesus không nói: “Quyền năng của ta đã cứu con”, nhưng Ngài nói “Hãy chỗi dậy và đi, đức tin của con đã cứu con”. Tương tự như vậy, trong phép lạ Đi Trên Mặt Nước, sứ đồ Peter đã học được một bài học quan trọng rằng: khi đức tin của ông dao động, ông sẽ bắt đầu chìm xuống.
Một đặc điểm khác được chia sẻ trong tất cả các phép lạ của Chúa Jesus ở những câu chuyện kinh Thánh là: Ngài ban phát lợi ích một cách miễn ph,í cũng như không bao giờ yêu cầu hay chấp nhận bất kỳ hình thức đền đáp nào cho các phép lạ chữa lành của mình. Không giống như một số thầy tế lễ thượng phẩm vào thời ấy, họ buộc tội những người được chữa lành.
Người Công giáo tin rằng các phép lạ của Chúa Jesus được thể hiện trong kinh Thánh là những sự kiện lịch sử có thật. Các công việc kỳ diệu là một phần quan trọng trong cuộc đời Ngài, chứng thực thần tính của Chúa cùng sự kết hợp của Ngôi vị (nghĩa là Ba Ngôi Thiên Chúa được cho là một). Họ cũng tin rằng: trong khi những trải nghiệm về sự đói khát, mệt mỏi cùng sự ra đi của Chúa Jesus là bằng chứng về nhân tính của Ngài, thì các phép lạ là bằng chứng về thần tính. Các tác giả Kito giáo cũng xem những phép lạ không chỉ đơn thuần là những hành động quyền năng và toàn năng của Chúa Jesus, mà còn là những việc làm của tình yêu cùng lòng thương xót.