Chùa Cầu
Đầu tiên là Chùa Cầu Hội An – một trong những ngôi chùa Hội An nổi tiếng khắp đất nước Việt Nam. Không chỉ đơn giản là một ngôi chùa đẹp, Chùa Cầu Hội An còn được xem như biểu tượng đặc trưng cho lịch sử của phố cổ. Được xây dựng vào thế kỷ 17, Chùa Cầu đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử và được lưu giữ tới tận bây giờ.
Chùa Cầu hiện toạ lạc trên đoạn tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thuộc phố cổ Hội An, Quảng Nam. Chùa Cầu Hội An mang ý nghĩa văn hóa lớn, một biểu tượng du lịch của Quảng Nam. Chùa Cầu là nơi tâm linh, vẻ đẹp cổ kính nổi bật so với những danh lam thắng cảnh khác ở nơi đây. Nếu bạn đã đặt chân đến Quảng Nam mà không một lần ghé qua cây cầu này quả thực là một sự tiếc nuối rất lớn.
Cây cầu là dấu tích còn lại của xứ sở Phù Tang khi các thương lái người Nhật đến đây buôn bán và xây dựng lên. Vì vậy nó còn có tên khác là Cầu Nhật Bản. Cây cầu dài khoảng 18 mét, mang kiến trúc đặc trưng của Việt Nam với nhiều nét hoa văn tinh tế, họa tiết rồng uốn lượn, lợp mái ngói âm dương vật liệu kiến trúc truyền thống của nước ta. Cây cầu mang vẻ đẹp cổ kính, yên bình, thiêng liêng.
Mặt chính của chùa Cầu hướng ra bờ sông Hoài thơ mộng. Chùa và cầu đều làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ nhiều họa tiết rất công phu, hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa và Nhật Bản. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Đó là những con vật mà người Nhật sùng bái, thờ tự từ thời xa xưa (cũng có thể xuất phát từ tương truyền rằng cây cầu được xây từ năm thân đến năm tuất mới hoàn thành xong).