Chim hồng hoàng bướu đỏ - Kiên trì bảo vệ tổ chim con
Chim hồng hoàng bướu đỏ sống ở đảo Sulawesi của Indonesia. Chúng làm tổ và đẻ trứng trong các hốc trên thân cây. Sau khi đẻ, chim mẹ sẽ giam mình trong tổ ấp trứng suốt 2 tháng trời ròng rã, không hề bỏ ra ngoài để kiếm ăn dù rất đói. Trong suốt thời gian đó, chim hồng hoàng bướu đỏ dùng phân bịt lối vào tổ để ngăn chặn kẻ thù.
Nhưng trứng chim hồng hoàng lại là món khoái khẩu của loài kỳ đà. Để bảo vệ đàn con sắp chào đời, chim mẹ dùng phân của nó trát lên miệng hốc để làm hẹp lối vào, loài kỳ đà to xác sẽ không chui vào tổ được. Một phần nữa là mùi hôi rất khó chịu của phân chim sẽ làm kỳ đà và các loài khác tránh xa cái tổ.
Hồng hoàng mái làm tổ trong lỗ rỗng trên thân các cây lớn và miệng tổ được bịt bằng một lớp trát bằng phân. Nó tự giam mình trong tổ cho tới khi chim non phát triển tương đối, dựa trên thức ăn cho chim trống đem về thông qua khe nứt trong lớp trát. Trong thời kỳ này chim mái trải qua thời kỳ rụng lông hoàn toàn. Mỗi lứa đẻ gồm 01 tới 02 trứng và được ấp trong 38 – 40 ngày. Hồng hoàng tạo thành các cặp một vợ một chồng nhưng sống thành bầy từ 2 – 40 cá thể.
Hồng hoàng mái nhỏ hơn và có mắt màu xanh lam thay vì mắt đỏ. Hồng hoàng trống rỉa lông để bôi chất nhờn màu vàng vào lông cánh sơ cấp cũng như mỏ để làm cho chúng có màu vàng tươi