Chiến thuật tâm lý "dán nhãn", "tạo kẻ thù", "hành động cho một điều cao cả"

  • Trong một nghiên cứu tâm lý học, một nhóm người ngẫu nhiên được "dán nhãn" là "tích cực về mặt chính trị", và điều này đã khiến tỷ lệ tham gia bỏ phiếu của họ tăng lên 15%. Hiển nhiên là việc dán nhãn này đã có tác động tích cực tới hành vi của họ. Kinh doanh cũng không nằm ngoại lệ của sự tác động này. Thông qua việc dán nhãn sản phẩm của họ là chỉ dành cho nhóm khách hàng vượt trội hơn người khác một mặt nào đó, họ đã "dán nhãn" một cách gián tiếp lên những khách hàng chọn mua mặt hàng đó. Ví dụ: Một chiếc túi xách được quảng cáo là dành cho những người phụ nữ thanh lịch duyên dáng nhất. Đương nhiên, điều này sẽ có tác động đến khách hàng khi họ mua chiếc túi xách để chứng minh mình là người thanh lịch, duyên dáng.
  • Nhà tâm lý xã hội học Henri Tajifel đã từng công bố một nghiên cứu cho thấy con người có xu hướng trung thành với nhóm của họ hơn khi họ có một điều để phân biệt. Bạn có thể nhận ra những cuộc tranh cãi gay gắt giữa người dùng iPhone và người dùng smartphone Samsung, hay cuộc tranh cãi giữa các game thủ DotA 2 và LoL,... Những cuộc tranh cãi này sẽ khiến khách hàng trung thành hơn với sản phẩm yêu thích của họ, và nó thực tế được ngấm ngầm ủng hộ bởi các doanh nghiệp dù họ không bao giờ đưa ra ý định tuyên chiến rõ ràng.
  • Vậy còn hành động vì một điều cao cả? Thương hiệu giày Tom's Shoes từng tuyên bố rằng mỗi một đôi giày của họ được bán đi, sẽ có một đôi giày khác tới tay những người nghèo khổ khắp thế giới. Bằng cách tuyên bố rằng mình "hành động vì một điều cao cả", một doanh nghiệp sẽ dễ dàng có được thiện cảm từ những khách hàng mới, và lòng trung thành từ khách hàng quen thuộc.
Cuộc chiến giữa hai thương hiệu có thể được ngấm ngầm ủng hộ bởi các doanh nghiệp
Cuộc chiến giữa hai thương hiệu có thể được ngấm ngầm ủng hộ bởi các doanh nghiệp

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |