Chi tiết “Nụ cười và nước mắt” - Vợ nhặt

Chọn nạn đói năm 1945 - trang sử bi thương nhất của lịch sử dân tộc làm bối cảnh của câu chuyện, Kim Lân đã kể cho ta nghe một câu chuyện lạ lùng nhất trong cuộc sống: chuyện anh Tràng bỗng nhiên có người đàn bà về trong những ngày tối sầm vì đói khát ấy. Chính tình huống độc đáo và éo le ấy đã nảy sinh bao nét tâm lí ngổn ngang, bao niềm vui, nỗi buôn. Và hình ảnh nụ cười, nước mắt trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm được coi là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp phần thể hiện tài năng của Kim Lân trong việc khắc họa tâm lí nhân vật và thể hiện tư tường nhà văn, chủ đề tác phẩm.


Hình ảnh nụ cười được nhà văn nhắc đến nhiều lần qua việc khắc họa chân dung nhân vật Tràng. Khi đẩy xe bò thóc hắn vuốt mồ hôi trên mặt cười, trên đường dẫn người vợ nhặt về: hắn tủm tỉm cười, hai con mắt sáng lên lấp lánh, khi trẻ con trêu chọc Tràng bật cười “Bố ranh”. Khi người vợ nén tiếng thở dài trước quang cảnh của nhà Tràng, hắn “quay lại nhìn thị cười cười”. Bà cụ Tứ về, Tràng tươi cười mời mẹ ngồi lên giường...


Nụ cười của Tràng đã góp phần khắc họa tính cách, tâm lí tính cách thuần phác, nhân hậu, yêu đời của gã trai quê mùa, thô kệch; nói cùng ta niềm hạnh phúc, sung sướng của con người trong tận cùng đói khát vẫn không thôi khao khát tình yêu, tổ ấm gia đình. Đặt trong bối cảnh của câu truyện viết về nạn đói thảm thương 1945, hình ảnh nụ cười của Tràng (lặp lại 8 lần) giống như cơn gió mát lành làm dịu đi cái căng thẳng ngột ngạt, cái trăm đắng ngàn cay của con người ngày đói, thể hiện cái nhìn lạc quan, niềm hi vọng của nhà văn vào cuộc sông. Phải chăng, nhà văn đã gửi gắm một thông điệp giản dị: chỉ có tình yêu thương mới có thể mang đến niềm vui, nụ cười hạnh phúc cho con người.


Bên cạnh việc khắc họa tâm lí của Tràng qua nụ cười, Kim Lân cũng chú ý nét tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ qua chi tiết giọt nước mắt. Khi hiểu ra cơ sự nhặt vợ của con kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Khi lo lắng cho cảnh ngộ đói khát của chúng: bà cụ nghẹn lời không nói. nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Khi nghe thấy tiếng trống thúc thuế, bà vội ngoảnh mặt đi. bà không muốn để con dâu nhìn thấy bà khóc.


Giọt nước mắt của bà cụ Tứ góp phần thể hiện nồi xót xa của người mẹ trước cảnh ngộ của con lấy vợ giữa “tao đoạn này” và số phận không được bằng người. Việc lấy vợ của con là vui nhưng vì cái cái đói, cái chết mà khiến bà xót xa, tủi thân, tủi phận. Giọt nước mắt khố đau ấy như lời kết án sâu sắc thực dân Pháp, phát xít Nhật đấy dân ta đến thảm cảnh cùng cực đó.


Giọt nước mắt cho thấy tấm lòng chan chứa yêu thương con của người mẹ, những giọt nước mắt như cổ kìm nén (rỉ ra hai dòng nước mắt, ngoảnh vội ra ngoài). Thương con, mừng lòng trước hạnh phúc của con, bà đào sâu chôn chặt, giấu đi nồi lo lắng, bà khóc thầm, khóc vụng, để rồi chỉ nói những lời yêu thương, động viên con.


Nụ cười - nước mắt là biểu hiện của hai trạng thái cám xúc đối lập nhau nhưng cùng lấp lánh ánh sáng của tình người, của tình yêu thương giữa những ngày đói khát, chủng góp phần thể hiện sự éo le của tình huống truyện, làm nên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc. Khắc họa hình ảnh giàu ý nghĩa đó. Kim Lân chứng tỏ là nhà văn thấu hiểu tâm lí nhân vật, biệt tài xây dựng những chi tiết nghệ thuật nhỏ nhưng hàm chửa tầng ý nghĩa sâu sa. thể hiện quan niệm sáng tác “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.

Chi tiết “Nụ cười và nước mắt” - Vợ nhặt
Chi tiết “Nụ cười và nước mắt” - Vợ nhặt
Chi tiết “Nụ cười và nước mắt” - Vợ nhặt
Chi tiết “Nụ cười và nước mắt” - Vợ nhặt

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |