Chí Phèo - Bài 4
I. Tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo (tiếp theo) Ngữ văn lớp 11 tập 1
1. Tác phẩm Chí Phèo:
Nam Cao sáng tác năm 1936 nhưng đến với tác phẩm Chí Phèo nhà văn mới khẳng định được tài năng của mình. Tác phẩm được in lần đầu năm 194.
Tác phẩm được coi là một kiệt tác trong nền văn học văn xuôi Việt Nam, chứng tỏ một giá trị bậc thầy của một nhà văn lớn.
2. Đoạn trích Chí Phèo:
Đoạn trích nằm trong tác phẩm truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Truyện kể về Chi Phèo là một đứa con hoang, bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ, được người dân trong làng truyền tay nhau nuôi lớn. Lớn lên hắn đi làm tá điền cho nhà cụ Bá Kiến, Chí Phèo vốn là một anh chàng hiền lành, chăm chị nhưng bị Bá Kiến ghen ghét hãm hại nên bị Bá Kiến đẩy vào tù. Khi ra tù, Chí Phèo trở về làng và trở thành một con “quỷ dữ” của cả làng Vũ Đại và trở thành tay sai cho Bá Kiến. Một đêm trăng sáng, Chí Phèo say rượu gặp Thị Nở bên vườn chuối. Sau đó, hắn bị cảm và được thị chăm sóc tận tình, hắn muốn hoàn lương nhưng bị bà cô Thị ngăn cấm. Chí Phèo uất ức, tuyệt vọng, hắn tìm đến Bá Kiến để đòi lại sự lương thiện cho mình. Chí Phèo đâm Bá Kiến chết và tự tử.
II. Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo (tiếp theo) Ngữ văn lớp 11 tập 1:
1. Câu 1 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo ở chi tiết: Tác giả bắt đầu tác phẩm của mình bằng hình ảnh và tiếng chửi của Chí Phèo “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại…” nhưng cả làng không ai thèm nghe hắn chửi và cũng không bận tâm tới hắn.
Ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu câu truyện:
Nó thể hiện sự bất mãn, sự bi phẫn cùng cực của Chí Phèo đối với cuộc sống nơi hắn sinh ra, đồng thời nó cũng là sự phán kháng của hắn trước sự bế tắc trong cuộc sống của mình.
Tiếng chửi của Chí Phèo bắt đầu tác phẩm tạo ra điểm nhấn và sự cuốn hút cho toàn bộ câu truyện, đồng thời tác giả đã giới thiệu nhân vật của mình một cách thật độc đáo và cuốn hút.
2. Câu 2 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa đối với cuộc sống của Chí Phèo là:
- Nó tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời cảu Chí, lần đầu tiên trong đời hắn được chăm sóc bởi một bàn tay người khác, hắn thấy mình vẫn được làm người.
Những diễn biến tâm lý diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo trong cuộc gặp gỡ đó là: - Hắn thấy mình đã già rồi nhưng vẫn không có ai bên cạnh, người ta toàn sợ hắn
- Hắn muốn được trở thành người lương thiện
- Hắn nghĩ về tương lai của hắn: Nghèo đói, bệnh tật hắn không sợ nhưng hắn sợ cô độc.
- Hắn hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩ về tương lai của mình: Hắn muốn cưới Thị Nở làm vợ
- Cảm nhận được sự bất hạnh của đời mình.
3. Câu 3 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống:
- Sự lương thiện trong lòng Chí bị dập tắt khi nó vừa nhen nhóm
- Hắn bắt đầu từ ngạc nhiên, sau đó là đau đớn, thất vọng về chính mình.
- Hắn phẫn uất đến tột cùng, khao khát lương thiện tới tột cùng
- Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ (uống rượu, xách dao sang nhà Bá Kiến rồi tự sát) là vì: Đó là sự phán kháng của hắn đối với xã hội đương thời, hắn muốn tìm đến kẻ đã phá nát cuộc đời hắn. hắn muốn tìm lại sự lương thiện của chính mình, muốn làm được điều đó hắn phải tìm tới kẻ đã phá nát sự lương thiện của cuộc đời hắn, khiến hắn trở thành “con quỷ” của cả làng Vũ Đại.
4. Câu 4 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao qua nhân vật Chí Phèo:
Tác giả đã chọn hình tượng nhân vật điển hình trong xã hội lúc bấy giở đó là hình ảnh một con người bị đè nén, áp bức tới bước đường cùng trong xã hội. Có sự kết hợp thật độc đáo giữa độc thoại nội tâm và đối thoại giữa những nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo.
5. Câu 5 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn có sự đặc sắc là:
Ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm vừa lôi cuốn vừa điêu luyện, gần gữi với đời sống văn hóa của người nông dân lúc bấy giờ. Giọng văn của nhà văn lôi cuốn, phong phú, có sự đan xen lẫn nhau giữa ngôn ngữ đối thoại nhân vật và ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật. Cách trần thuật trong tác phẩm cũng rất linh hoạt, nhà văn như nhập vai trong từng nhân vật của mình, biến hóa từ nhân vật này sang nhân vật khác.
6. Câu 6 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này là:
Tư tưởng nhân đạo thể hiện qua việc tác giả đã phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, thấy được cái đẹp trong tính cách và tâm hồn của họ cả khi họ bị chính xã hội áp bức tới bước đường cùng không lối thoát.
III. Luyện tập Chí Phèo (tiếp theo) Ngữ văn lớp 11 tập 1:
1. Câu 1 trang 156 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Ý kiến về quan điểm nghệ thuật nói trên của nhà văn Cao Cao: nhà văn đã khẳng định ý nghĩa và yêu cầu quan trọng đối với những tác phẩm văn học đó là sự sáng tạo, tìm tòi, không ngừng tạo ra những tác phẩm văn học mạng lại những giá trị lớn. Đây là một ý kiến vô cùng chính xác, nó thể hiện được bản chất của văn học, nghệ thuật đã được Nam Cao diễn tả hết sức cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh. Ta có thể thấy được điểu đó qua những tác phẩm và những nhân vật của ông như Chí Phèo, Đời thừa,… Nhìn nhận lại hàng loạt những tác phẩm văn học trong sự phát triển văn học nước nhà. Ta có thể thấy sự sáng tạo, không ngừng đổi mới của các nhà văn, nhà thơ đã làm cho nền văn học nước nhà trở nên phong phú, phát triển vượt bậc, thể hiện rõ sự phát triển trong tư duy, nhận định và định kiến của con người và các nhà văn nhà thơ đương thời.
2. Câu 2 trang 156 SGK Ngữ văn 11 tập 1:
Truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại là:
- Tác phẩm đã thể hiện được những giá trị tư tưởng và giá trị nhân văn sâu sắc, đại diện cho một tầng lớp người lao động đương thời.
- Là tác phẩm đầu tiên khi nói về người nông dân bị “lưu manh hóa”
- Tác giả đã gây dựng được một hình ảnh nhân vật điển hình, cốt truyện, giọng điệu đa dạng.