Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đang điều trị viêm não Nhật Bản
Chế độ dinh dưỡng cũng rất cần được chú trọng trong giai đoạn điều trị bệnh viêm não Nhật Bản giúp trẻ có sức đề kháng tốt để chống chọi với căn bệnh nguy hiểm này. Bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm sau:
Thức ăn dễ tiêu
Trẻ bị viêm não Nhật Bản thường sốt cao, buồn nôn, thậm chí có thể kèm tiêu chảy, đi ngoài lỏng. Vì vậy cần cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn đầy đủ khoáng chất để cơ thể trẻ không bị suy nhược.
Bổ sung muối khoáng
Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào. Muối khoáng tham gia vào thành phần cấu tạo enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng. Muối khoáng thường có trong trứng, sữa, rau quả tươi. Có thể hầm xương lấy nước, sử dụng muối iốt để chế biến thức ăn cho trẻ bị viêm não Nhật Bản.
Bổ sung vitamin C
- Vitamin C giúp hạn chế các biến chứng của bệnh viêm não Nhật Bản. Trong thực phẩm giàu vitamin C có chứa các chất chống oxy hóa. Chất này sẽ giúp chống lại các gốc tự do làm suy yếu hệ miễn dịch ở trẻ. Vitamin C còn hỗ trợ cơ thể chống nhiễm trùng. Vì vậy nên bổ sung vitamin C cho trẻ đang điều trị viêm não Nhật Bản.
- Vitamin C có nhiều trong trái cây như: cam, quýt, bưởi, dưa đỏ, dâu tây, kiwi… Nếu trẻ không thể ăn trực tiếp, có thể xay nhuyễn hoặc vắt lấy nước để trẻ uống.
- Ngoài ra vitamin C cũng có ở các loại rau xanh như bông cải xanh, cà chua… Có thể dùng để nấu canh cho trẻ.
Bổ sung vitamin nhóm B
- Vitamin B là chất cần thiết ở trẻ đang điều trị viêm não Nhật Bản. Vì chúng hỗ trợ cung cấp năng lượng trong cơ thể, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Ngoài ra vitamin B còn góp phần điều hòa tâm sinh lý, giúp chống lại những tâm cảnh tiêu cực, mỏi mệt, ủ rũ. Điều này đặc biệt cần thiết với trẻ bị viêm não Nhật bản.
- Vitamin B có nhiều trong trứng, thịt gà, chuối, rau xanh, trái cây họ cam quýt. Bên cạnh đó còn có trong các loại ngũ cốc, gạo lứt; các hạt như lạc, hạt điều, óc chó…
Những điểm cần lưu ý:
- Nên chế biến thức ăn dạng lỏng hoặc nhuyễn để trẻ dễ ăn và dễ tiêu hóa.
- Đối với trẻ bị viêm não Nhật Bản còn đang bú mẹ, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Nếu không bú được thì có thể đút cho trẻ bằng thìa.
- Khi cho trẻ ăn phải thận trọng với hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Hội chứng này dễ gây sặc cho trẻ.
- Trong trường hợp bệnh tình trẻ trở nặng hoặc lâm vào hôn mê, có thể nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Nhưng lưu ý hạn chế lượng dịch đưa thẳng vào cơ thể nhưng vẫn phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng.
- Cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của trẻ bị viêm não Nhật Bản. Nếu xuất hiện chuyển biến xấu cần báo ngay với bác sĩ điều trị.