Chế độ ăn uống cho người bị nhiễm trùng đường ruột

Chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh có nhiều năng lượng và mau chóng hồi phục.


Người bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau xanh. Các loại vitamin A, B, C, E… cùng với chất xơ có trong rau xanh giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng, làm giảm các triệu chứng bệnh gây ra. Ngoài ra trong rau xanh chứa nhiều muối khoáng có tính kiềm, giúp trung hòa acid do các loại thực phẩm khác tạo ra nên có thể loại bỏ môi trường thuận lợi của vi khuẩn, ức chế vi khuẩn phát triển. Các loại rau xanh người bệnh nên ăn như rau mồng tơi, bắp cải, súp lơ, rau muống, lá khoai lang…
  • Khoai lang. Trong khoai lang có chứa các loại vitamin cần thiết như A, C, B, E, đạm, acid amin, tinh bột và các vi lượng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vitamin C, acid amin làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, làm giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu cho người bệnh. Bên cạnh đó khoai lang giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả nếu người bệnh sử dụng thường xuyên.
  • Sữa chua. Trong sữa chua có chứa men probiotic và rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể thì men vi sinh trong sữa chua còn giúp tạo hàng rào ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh đi vào trong máu, giúp chuyển hóa lactose thành các loại đường dễ hấp thu trong đường ruột, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Đu đủ chín. Thành phần papain có trong đu đủ là một loại enzym tiêu hóa giúp phá vỡ cấu trúc hóa học của thức ăn, phân giải các chuỗi protein và giúp đẩy các khí hơi trong lòng ruột ra ngoài. Chính vì vậy đu đủ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Tuy nhiên chỉ nên ăn đu đủ chín, không ăn đu đủ xanh vì nhựa đu đủ có thể làm tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa.
  • Trà gừng. Trong gừng có chứa hợp chất gingerol, được coi là thành phần kháng sinh mạnh giúp chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Người bệnh nhiễm trùng đường ruột nên pha một tách trà gừng và sử dụng mỗi ngày sau bữa ăn.
  • Thực phẩm giàu polyphenol
  • Polyphenol được biết đến là các hợp chất thực vật có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm huyết áp, viêm, nồng độ cholesterol,… Polyphenol còn là hợp chất có lợi cho hệ tiêu hóa vì chúng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi cũng như chống lại sự nhân lên của các vi khuẩn có hại. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm có chứa nguồn polyphenol tốt bao gồm: cacao, sô cô la đen, rượu vang đỏ, vỏ nho, trà xanh, quả hạnh, quả việt quất, bông cải xanh,…

Nhiễm trùng đường ruột không nên ăn gì ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nhiễm trùng đường ruột nên hạn chế các loại thực phẩm sau :

  • Sữa. Khi bị nhiễm trùng đường ruột, niêm mạc đường ruột bị tổn thương nên khả năng dung nạp lactose giảm. Trong sữa có hàm lượng lactose cao, khi người bệnh uống mà ruột không dung nạp được hết lactose sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng, gây ra các biểu hiện nôn, chướng bụng…
  • Thực phẩm chiên rán. Trong thực phẩm chiên rán chứa nhiều lipid và cholesterol xấu, không những có hại cho hệ tiêu hóa mà còn cả hệ tim mạch. Người bệnh nên kiêng các loại đồ chiên rán như xúc xích, khoai tây chiên, gà rán… để tránh làm nặng thêm các triệu chứng bệnh.
  • Bắp rang. Bắp rang là một món ăn vặt ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên đối với người bệnh nhiễm trùng đường ruột thì đây là món ăn cần tránh tuyệt đối. Bắp rang sau khi được chế biến nhưng vẫn ờ dạng ngũ cốc nguyên hạt nên nó là thực phẩm khó tiêu hóa nhất. Vì vậy nó gây bất lợi cho người bệnh, làm tăng triệu chứng đầy bụng khó tiêu.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường. Những thực phẩm chứa nhiều đường cũng được khuyến cáo không nên sử dụng đối với những người bị nhiễm trùng đường ruột. Không những gây ra béo phì mà việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường có thể gây thiếu canxi, kali, mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột,..Bên cạnh đó, các loại chất ngọt nhân tạo được sử dụng rộng rãi như là chất thay thế cho đường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Đồ cay nóng. Khi ăn cay nhiều sẽ làm cho dạ dày bị ảnh hưởng dẫn đến viêm dạ dày, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản và gây bỏng nóng rát sau xương ức. Ngoài ra, các loại đồ ăn cay, nhiều ớt có thể là nguyên nhân làm khởi phát cơn đau của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng ở những người có bệnh trước đó.
  • Các loại nước ngọt có ga, chất kích thích. Khi quá lạm dụng các loại thực phẩm này có thể làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, lâu dài gây viêm loét, tổn thương nặng nề niêm mạc đường ruột như viêm loét đại tràng.


    Nên bổ sung nhiều rau xanh
    Nên bổ sung nhiều rau xanh
    Chế độ ăn để đường ruột khỏe mạnh

    xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |