Chẩn đoán mắc suy thận
Top 6 trong Top 8 Điều cần biết về bệnh suy thận
Tại các cơ sở y tế, bác sĩ không chỉ chẩn đoán bệnh nhân mắc suy thận dựa trên các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, phù, thiểu niệu...) mà còn sử dụng các kết quả cận lâm sàng để chẩn đoán được chính xác và rõ ràng.
Các kết quả xét nghiệm và thử nghiệm hình ảnh có giá trị chẩn đoán bệnh suy thận gồm:
- Creatinie huyết thanh tăng cao, kéo dài trên 3 tháng: creatinine là chất được thận đào thải ra ngoài hàng ngày. Với bệnh nhân suy thận, chức năng lọc giảm khiến creatinie tích tụ trong máu, suy thận càng tiến triển nặng thì mức creatinie huyết thanh càng tăng cao. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có những bất thường là khi mức creatinine trong máu ở phụ nữ > 1,2 và ở nam giới > 1,4
- Mức lọc cầu thận (GRF): là số mililit nước tiểu đầu có trong một phút, thông qua đó để xác định chức năng lọc của cầu thận. Ở người già, mức lọc cầu thận có xu hướng giảm. Trung bình, GRF là 90 ml/phút hoặc cao hơn. Nếu GRF < 15 ml/phút người bệnh có nguy cơ cao mắc suy thận và cần được chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận
- BUN (ure máu) tăng cao: ure là sản phẩm chuyển hóa của NH3 tại thận. Khi chức năng thận bị suy giảm, ure không được thải ra ngoài khiến nồng độ ure tăng cao trong máu, tỉ lệ thuận với độ nặng của bệnh suy thận. Thông thường, chỉ số ure máu ở mức 2.5 - 7.5 mmol/l. Nếu chỉ số này vượt quá ngưỡng thì chứng tỏ thận đang làm việc kém hoặc bị tổn thương, lâu ngày sẽ dẫn đến suy thận. Nghiêm trọng nhất là tình trạng hôn mê thận do nhiễm độc NH3
- Protein niệu: khi thận bị suy, màng lọc cầu thận bị tổn thương khiến các phân tử protein tỷ trọng lớn lọt vào trong nước tiểu. Nồng độ protein nước tiểu > 3.5 g/24h là dấu hiệu cảnh báo thận đang gặp vấn đề, có nguy cơ cao bị suy giảm chức năng
- Siêu âm: giúp quan sát thận một cách chi tiết để phát hiện các bất thường về vị trí, kích thước, hình dạng hay sự xuất hiện của các khối u bất thường
- Sinh thiết thận: để xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ tổn thương thận, từ đó có liệu trình điều trị phù hợp