Cây Cẩu Tích giảm đi tiểu đêm nhiều, giúp khỏe thận, phòng nguy cơ suy thận

Cây Cẩu Tích hay còn gọi là Xương Sống Chó do có hình dáng bên ngoài giống với xương sống con chó. Đồng thời, bên ngoài thân cây có một lớp bọc màu vàng nên còn được gọi là Kim Mao Cẩu Tích, cây Lông Khỉ hay cây Lông Cu Li. Đây là một vị thuốc đặc trị tiểu đêm, can thận hư suy, phong thấp khiến lưng chân đau cực kỳ hiệu quả.


Đặc điểm của cây Cẩu Tích.

  • Cây Cẩu Tích có tên khoa học là Cibotium thuộc họ Cẩu Tích – Dicksoniaceae. Trên thế giới có 12 loài thuộc các vùng nhiệt đới châu Á, châu Mỹ. Riêng ở nước ta có một loài là C.barometz thường được gọi là cây Lông cu li, Kim mao cẩu tích.
  • Cây có thân yếu, có thể cao 2,5-3m. Lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài, màu vàng và bóng, phủ dày đặc. Phiến dài tới 3m, rộng 60–80cm. Các lá lông chim ở phía dưới hình trái xoan–ngọn giáo dài 30–60cm. Lá lông chim bậc hai hình dải–ngọn giáo, nhọn, lại chia thành nhiều đoạn thuôn, hẹp; mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục lờ; trục lá không lông; các gân của các lá chét bậc hai có lông đen.
  • Nước ta, cây Cẩu Tích phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng… Cây mọc thành từng đám lớn ven rừng phục hồi sau nương rẫy và trên các trảng cây bụi hoặc trên đất ẩm, gần bờ khe suối, ở rừng kín xanh ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới núi cao. Đặc biệt, cây Cẩu Tích là loại cây ưa ẩm, ưa bóng, ưa khí hậu ẩm mát. Do vậy cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh trong mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 1 hàng năm.

Cách thu hái, thành phần hóa học, tính vị và tác dụng cây Cẩu Tích.

  • Cây được thu hái quanh năm. Sau khi đã cắt bỏ rễ cây và cuống lá, người ta cạo hết lông vàng để riêng, rửa sạch thân rễ rồi thái phiến dài 4-10mm, phơi hay sấy khô, bảo quản nơi khô ráo.
  • Thân, rễ Cẩu Tích có chứa tinh bột và aspidinol. Lông vàng ở thân rễ có tanin và sắc tố. Do đó, Cẩu Tích có vị đắng, ngọt, tính ôn, ấm, đi vào hai kinh can và thận. Bởi vậy, cây thường được dùng trong các phương thuốc để bồi bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ phong thấp.
  • Thân, rễ Cẩu Tích sau khi phơi, sấy khô trở thành thuốc được dùng để chữa thận hư, chứng tiểu đêm, tiểu ngày nhiều, đi tiểu són không cầm, di tinh, bạch đới. Ngoài ra, còn dùng để chữa phong hàn, thấp tê, đau lưng, nhức mỏi chân tay, khó cử động, đau dây thần kinh tọa. Lông vàng quanh rễ cây Cẩu Tích được dùng để đắp ngoài da, chữa các vết thương chảy máu rất hiệu quả. Tác dụng này có được là do lông cu li hút huyết thanh của máu, hình thành máu cục bởi vậy làm cho máu chóng đông.

Một số bài thuốc Đông y nổi bật chứa cây Cẩu Tích.

  • Bổ thận khỏe lưng, gan và thận suy nhược, lưng đau buốt, tiểu rắt, phụ nữ đới hạ: Cẩu tích 16g, Ngưu tất 12g, Thỏ ty tử 12g, Sơn thù du 12g, Đỗ trọng 12g, Thục địa 16g, Cao ban long 12g. Cao ban long để riêng; sắc các vị khác lấy nước, hoà Cao ban long vào để uống.
  • Chữa thận hư, đau mỏi thắt lưng, đi tiểu ngày và đêm nhiều, bạch đới, di tinh: Cẩu tích 15g, Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ 12g, Đương quy 10g, Xuyên khung 4g, Bạch chỉ 4g sắc uống trong ngày.
  • Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu: Cẩu tích 20g, Rễ gối hạc 12g, Củ mài 20g, Rễ cỏ xước 12g, Bổ cốt toái 16g, Dây đau xương 12g, Thỏ ty tử 12g, Tỳ giải 16g, Nam đỗ trọng 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: Cẩu tích (cạo lông, tẩm nước muối sao) 70g, Nam hoàng cầm (tẩm rượu, sao vàng) 16g, Bạch đồng nữ (sao cháy) 40g, Hà thủ ô (chế) 16g, Nam bạch chỉ 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục 5 -15 thang.
Sản phẩm chứa cây Cẩu Tích giúp giảm tiểu đêm sau 7 ngày Để tiết kiệm thời gian, có thể sử dụng sản phẩm chứa cây Cẩu Tích để giúp giảm tiểu đêm
Cây Cẩu Tích
Cây Cẩu Tích

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |