Câu đối Tết
Treo câu đối Tết trong nhà từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Tết đến là lúc người người nhà nhà sắm sửa, trang hoàng đôi ba câu đối đỏ trong nhà. Tượng trưng cho may mắn, cát tường và thành công trong năm mới. Không những thế, chơi câu đối Tết còn là thú vui tao nhã của nhiều người. Thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Đây được đánh giá như tinh hoa của nguồn cội, là món ăn tinh thần ngày Tết. Ngày Tết, người Việt xưa thường có thói quen mua và xin câu đối đỏ để treo trong nhà. Đó là những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ. Theo quan niệm của người Việt ngày xưa, màu đỏ là màu rực rỡ, từng câu chữ được viết trên giấy đều là những lời chúc, lời cầu mong ý nghĩa nhất. Làm thành những bài học giáo dục sâu sắc, hướng con người đến vẻ đẹp chân-thiện-mỹ.
Ông bà ta vẫn có câu “Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Phong tục treo tranh, câu đố Tết bắt nguồn từ thú vui tao nhã của các nhà nho thời phong kiến trước đây. Vừa là để trang hoàng nhà cửa, cũng một phần để thể hiện cái “tài” của mình. Dần dần thú vui này trở nên phổ biến, trở thành tập quán chung của người Việt trong dịp Tết. Tranh Tết khá đa dạng, thường là tranh dân gian như mâm ngũ quả, hoặc tranh Đông Hồ, cũng có thể là tranh chữ như Tâm, Phúc, Đức… Người ta cũng có thói quen khai bút hoặc xin chữ từ các Ông đồ để lấy may mắn trong năm mới. Cùng với tranh treo, câu đối, hình ảnh Ông đồ “Bày mực tàu, giấy đỏ…” cũng trở nên thân thuộc trong văn hóa nước ta.