Câu đối Tết
Cứ mỗi độ Tết đến xuân về người người nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón Tết, sắm sửa thật tươm tất với hy vọng đón một cái Tết đầy đủ nhất, sung túc nhất. Trước đây, để trang hoàng nhà cửa đón Tết, mỗi gia đình đều có treo câu đối đỏ trong nhà để mang ý nghĩa cầu may mắn, thành công và bình an trong năm mới. Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân còn là một thú vui tao nhã thể hiện nghệ thuật và trí tuệ chơi chữ của người sử dụng câu đối. Được đánh giá như món ăn tinh thần ngày Tết là tinh hoa của nguồn cội.
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân ”tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “”câu đối đỏ”” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Bản thân chữ “câu đối đỏ” cũng xuất hiện trong câu đối Tết:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Không chỉ vậy câu đối đỏ còn mang đến lời chúc Tết may mắn, phát tài, phát lộc mà gia đình mong muốn trong năm mới, đồng thời thể hiện tinh thần xuân phơi phới dù cuộc sống gặp những điều không mong muốn. Vì thế việc treo câu đối đỏ trong nhà đã trở nên phổ biến hiện nay.