Câu 5
Câu hỏi: Nêu những nguyên tắc và chuẩn mực trong giao tiếp xã hội? Trình bày kỹ năng chào hỏi trong giao tiếp.
Gợi ý trả lời:
Các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp xã hội:
- Luôn quan tâm đến đối tượng giao tiếp
- Luôn tôn trọng đối tượng giao tiếp
- Luôn tìm ưu điểm ở đối tác giao tiếp; kịp thời khen ngợi họ
- Hãy đặt mình vào vị trí của đối tác giao tiếp để hiểu họ và chọn cách cư xử cho đúng mực.
- Sử dụng cách nói lịch sự, tế nhị; tránh dùng cách nói vỗ mặt, sỗ sàng, mỉa mai châm chọc người khác.
- Không nên chạm vào lòng tự ái của đối tác giao tiếp, khiến họ phải buồn lòng, đau khổ.
- Xử lý mọi vấn đề phải thấu tình, đạt lý
- Luôn giữ chữ tín
Các chuẩn mực trong giao tiếp xã hội:
- Tự trọng nhưng phải tôn trọng người khác
- Tin tưởng nhưng không cả tin
- Biết cách thể hiện mình, nhưng không nên hạ thấp người khác để tự đề cao mình
- Bộc trực, thẳng thắn, nhưng không được cẩu thả, bừa bãi
- Khiêm tốn, nhưng không giả dối
- Cẩn thận nhưng không quá cầu kỳ hoặc rập khuôn máy móc
- Nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng không phải gặp đâu nói đấy, nói năng thiếu suy nghĩ làm người khác phải đau lòng
- Nghiêm khắc với mình, nhưng phải độ lượng với người khác
Kỹ năng chào hỏi trong giao tiếp:
- Chào hỏi là cử chỉ ban đầu khi gặp nhau hoặc khi kết thúc cuộc giao tiếp. Chào hỏi thể hiện thái độ, tình cảm của con người trong giao tiếp. Chào hỏi thể hiện sự quan tâm và tôn trọng của chúng ta đối với đối tác giao tiếp. Chào hỏi có tác dụng củng cố và duy trì mối quan hệ giữa hai bên.
- Nguyên tắc chào hỏi:
- Cách xưng hô khi chào cần phải đúng chuẩn mực: Ví dụ: chào cô, chào chú hay chào chị, chào anh
- Người được ưu tiên trong giao tiếp bao giờ cũng được người khác chào trước (người ít tuổi chào người nhiều tuổi, nhân viên chào thủ trưởng, người phục vụ chào khách, chủ nhà phải chào khách…)
- Cách thức chào hỏi: Khi chào hỏi không chỉ sử dụng ngôn ngữ nói mà còn có thể kết hợp với các ngôn ngữ biểu cảm hoặc chỉ dùng ngôn ngữ biểu cảm. Có nhiều cách chào, tùy vào đối tượng và hoàn cảnh khác nhau mà có cách chào hỏi khác nhau