Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

Câu 3

Câu hỏi: Hãy trình bày Tín ngưỡng sùng bái con người ở Việt Nam?


Gợi ý trả lời:


Nguồn gốc chung:

  • Con người có cái vật chất và tinh thần, cái tinh thần là cái khó nắm bắt và được trừu tượng hóa, thần thánh hóa gọi là "linh hồn", và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Người Việt và một vài dân tộc Đông Nam Á đã chia linh hồn thành hồn và vía. Có 3 hồn là tinh, khí, thần.
    • Đàn ông có 7 vía là 7 lỗ trên mặt: 2 tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi, 1 cái miệng.
    • Đàn bà có 9 vía: giống đàn ông và có thêm chỗ sinh sản và chỗ cho con bú. Hồn và vía giải thích các hiện tượng như trẻ con hay đau ốm, ngủ mê, ngất, chết.
    • Vía phụ thuộc vào thể xác: có người lành vía, dữ vía, yếu vía, cứng vía, độc vía, vía nặng, vía nhẹ. Khi gặp phải độc vía nếu chạm vía phải đốt vía, trừ vía, giải vía. Hồn độc lập với thể xác (hồn người này có thể nhập vào xác của người khác).

Biểu hiện:

  • Thờ cúng tổ tiên:
    • Khi chết thì cả vía và hồn đều lìa khỏi xác mà đi. Xác mất đi nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại và phù hộ độ trì cho con cháu; có tục thờ cúng tổ tiên.
    • Nghĩa hẹp: là sự thờ cúng cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên (những người đã chết) cùng huyết thống, những người có công sinh thành và nuôi dưỡng con cháu.
    • Nghĩa rộng: không chỉ trong phạm vi huyết thống từ gia đình đến họ tộc mà con người còn mở rộng ra cả tổ tiên làng xã và đất nước.
    • Nguồn gốc của thờ cúng tổ tiên:
      • Là đặc trưng của thời kì lịch sử ở chế độ thị tộc phụ quyền
      • Gắn với sự tồn tại của linh hồn con người sau khi mất
      • Coi tổ tiên là động vật, thực vật, sự vật đến việc thừa nhận tổ tiên đích thực của con người.
      • Là sản phẩm của sự kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản ý thức về linh hồn bất tử, tổ tiên Tôn Ten, tổ tiên của con người và ý nghĩa là sự che chở cho gia đình.
    • Biểu hiện của thờ cúng tổ tiên:
      • Mang sắc thái riêng so với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hán, nó ăn sâu vào tâm linh của người Việt
      • Có tính lịch sử, sức sống lâu bền, mang tính phổ quát.
      • Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam thể hiện 3 cấp độ: gia đình, làng xã và quốc gia. Thờ vua - thần vừa mang tính huyết thống vừa mang tính xã hội
    • Ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên
      • Vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh , vừa thể hiện đạo lí làm người
      • Ý nghĩa thế tục
      • Là một nét đẹp văn hóa , một đặc trưng vốn có của người Việt cần phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực.
  • Thờ Thổ Công - một dạng mẹ đất:
    • Là vị thần coi gia cư, định đoạt phúc họa cho một gia đình. Sống ở đâu thì Thổ Công ở đó: "đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Mối quan hệ giữa Thổ Công và ông bà tổ tiên trong gia đình rất thú vị: Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất, nhưng ông bà sinh thành ra gia đình nên được tôn kính nhất. Để không làm mất lòng ai, người Việt xếp cho ông, bà tổ tiên ngự tại bàn thờ tôn kính nhất - gian giữa. Còn Thổ Công thì gian bên trái.
    • Tín ngưỡng thờ thần ở Việt Nam không chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình, ngoài các vị thần tại gia thì còn có các thần linh chung của thôn xã và toàn dân tôc. Trong phạm vi thôn xã thì quan trọng nhất là thờ Thành Hoàng, trong một ngôi làng thì Thành Hoàng là một vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng đó. Không làng nào là không có Thành Hoàng. Cái lệ làng quan trọng đến mức vua Lê Thánh Tông sai triều đình sưu tầm và biên soạn ra thần tích của Thành Hoàng các làng để vua ban sắc phong trần. Đó thể là thiên thần, nhiên thần hay nhân thần và cũng có khi là người có công lập ra làng xã hoặc là những người chết bất đắc kì tử.
    • Có ý nghĩa :
      • Là công cụ tinh thần biểu hiện quyền uy tối thượng của nhà vua.
      • Là một loại tín ngưỡng đặc sắc nhất , phản ánh rõ đời sống hiện thực của cộng đồng làng, xã.
      • Là bộ sưu tập văn hóa thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc
      • Cần khuyến khích những yếu tố tích cực, định hướng vào việc bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh của con người.
  • Tín ngưỡng thờ quốc tổ và quốc mẫu:
    • Mảnh đất Phong Châu (Phú Thọ) ở đó có đền thờ các vua hùng trên núi Hy Cương và đền thờ Âu Cơ
    • Trong nhà thờ gia tiên, trong làng thờ Thành Hoàng, thì trong nước người Việt Nam thờ vua tổ - vua Hùng. Người VN còn có một tín ngưỡng đặc biệt là thờ cúng Tứ bất tử: Thánh Gióng, Tản Viên, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh. Như vậy, tục thờ Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc ta, đó là đặc trưng được chắc lọc trong suốt chiều dài lịch sử biểu trưng cho sức mạnh của cộng đồng, để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc .
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |