Câu 2
Câu hỏi: Nêu bản chất của giá trị thặng dư? Có những phương pháp nào sản xuất ra giá trị thặng dư? Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư là gì ? Nêu ý nghĩa thực tiễn?
Gợi ý trả lời:
Khái niệm:
- Giá trị thặng dư là mức độ dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành lên thu nhập của các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
Bản chất:
- Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị. Quá trình đó được diễn ra trong quan hệ xã hội giữa người mua hàng hóa sức lao động với người bán hàng hóa sức lao động.
- Nếu giả định xã hội chỉ có 2 giai cấp là tư sản và giai cấp công nhân, thì giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp.
Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
- Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
- Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động.
- Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời
gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí bị rút ngắn.
Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư:
- Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
- Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu được.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Trong thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế thị trường trên thế giới, giai cấp các nhà tư bản đã thực hiện những cuộc cách mạng lớn về sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất lao động.
- Cách mạng về tổ chức, quản lý lao động; cách mạng về sức lao động; cách mạng về tư liệu lao động.
- Sự hình thành và phát triển của nền đại công nghiệp thông qua cách mạng công nghiệp đã mở ra điều kiện mới cho phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất giá trị thặng dư phát triển nhanh