Cathars
Giáo phái Cathars có nguồn gốc bí ẩn phát triển mạnh mẽ ở miền nam nước Pháp vào thế kỷ 11 và 12. Trong khi họ tự cho mình là Cơ đốc nhân, thì Giáo hội Công giáo lại buộc tội họ là dị giáo, hoặc thậm chí cho rằng họ hoàn toàn không phải người theo đạo Cơ đốc.
Xét về niềm tin của hai nhóm thì điều này cũng dễ hiểu. Các Cathars bác bỏ khái niệm Chúa Ba Ngôi và Chúa độc thần, thay vào đó họ tin vào hai thực thể toàn năng - một đấng sáng tạo nhân từ cùng một bạo chúa độc ác. Họ cũng bác bỏ ý tưởng về chức tư tế cũng như các trung tâm tôn giáo, mà chỉ đơn giản chia thành những giáo dân bình thường, những người duy trì lối sống khổ hạnh. Họ tin vào luân hồi, từ chối ăn thịt, tuân theo các luật trong Kinh thánh chống lại những lời nói dối, không trung thực và thề nguyền.
Thêm một điều tồi tệ khác với dạo Cơ đốc nhất chính là người Cathars không hề e ngại về việc tự tử, an tử, tránh thai (trong khi những điều này đối với người Công giáo được coi là tội lỗi rất nặng). Tệ hơn nữa, họ đã làm xấu mặt Giáo hội Công giáo, đánh bại những nhà thần học trong các cuộc tranh luận về tôn giáo, chế nhạo những linh mục sống đạo đức giả, những người rao giảng về sự nghèo khó nhưng lại sống xa hoa.
Mệt mỏi vì bị giáo phái mới nổi này gọi là "Giáo hội của những con sói". Thế nên, ngay từ đầu triều đại của mình, Giáo hoàng Innocent III đã cố gắng chấm dứt chủ nghĩa Cathars bằng cách cử các nhà truyền giáo thuyết phục chính quyền địa phương hành động chống lại họ. Năm 1208, Pierre de Castelnau - người hợp pháp đại diện Giáo hoàng, bị sát hại khi đang trở về Rome, khi bắt vạ tuyệt thông Bá tước Raymond VI của Toulouse, người mà theo quan điểm của ông là quá khoan dung với Cathars.
Sau đó Giáo hoàng Innocent III từ bỏ lựa chọn cử các nhà truyền giáo, luật gia Công giáo, Ngài tuyên bố Pierre de Castelnau là một người tử vì đạo, đồng thời phát động cuộc Thập tự chinh Albigensian năm 1209. Nó kết thúc vào năm 1229 với sự thất bại của người Cathars.